Mở nhà hàng là mô hình startup có độ an toàn cao, ít rủi ro thua lỗ. Đặc biệt với nhu cầu ăn ngoài, tiếp khách tăng chóng mặt ở thành phố lớn.
Tuy nhiên, nhà hàng mọc lên quá nhanh, để sinh lời, có được tệp khách quen thuộc cần phải có hành trang “chuẩn” từ A – Z.
Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, lưu ý điều gì hãy dắt túi ngay 1 số mẹo được tiết lộ bởi dân trong nghề.
1. 12+ Kinh nghiệm tư vấn các bước mở nhà hàng chi tiết, dễ dàng thành công
Mặc dù khi lên ý tưởng có vẻ đơn giản nhưng thực tế mở nhà hàng có hàng trăm vấn đề. Chủ quán mới bắt tay làm lần đầu, e ngại nhiều rủi ro thì không thể bỏ qua các bước dưới đây:
Xác định quy mô mở nhà hàng
Đầu tiên phải xác định quy mô lớn hay nhỏ, bày bao nhiêu bàn ghế để chuẩn bị cho vừa vặn, không vượt quá ngân sách
Việc tính toán đúng sẽ giúp chủ tiệm lên được plan ban đầu gồm khâu nào, ai là người tiến hành.
Nhà hàng càng lớn, phục vụ các món đắt tiền sẽ tốn kha khá nên phải đủ kinh phí làm trước đã.
Huy động nguồn vốn mở nhà hàng
Vốn ban đầu sẽ xuất phát từ nguồn để dành của chủ tiệm, chiếm ít nhất 50 – 60% hoặc đủ 100% thì càng tốt.
Nếu không đủ có thể mượn bạn bè, người quen nhưng cần hỏi rõ có lãi không? Hoàn trả khi nào, ký giấy tờ rõ ràng và tuân thủ đúng cam kết để giữ uy tín.
Điều quan trọng là đừng phụ thuộc hoàn toàn vào vay mượn. Nếu buôn bán trì trệ thì tiền lãi x2, x3 lần sẽ khiến bạn khốn đốn.
Nghiên cứu thị hiếu khách hàng
Trước khi triển khai đổ vốn cần bỏ 2 – 3 ngày để nghiên cứu thị phần. Xem xét đối thủ trong khu vực để chọn ra tệp khách mục tiêu.
Nếu quy mô nhỏ, hướng vào học sinh, sinh viên bình dân thì menu nên chọn các món cơm, lẩu rẻ tiền, dễ no bụng.
Ngược lại, hướng tới khách sang chảnh, chi tiêu dư dả thì menu nên có các món bò, hải sản đắt tiền.
Việc chọn đối tượng khách dựa vào vị trí tiệm tọa lạc ở gần văn phòng, KCN hay trường học. Tuy tính toán thị phần, tệp khách có vẻ tốn thời gian nhưng về lâu dài sẽ giúp tiệm tăng doanh thu.
✔️✔️✔️ NÊN XEM: Các mẹo buôn bán đắt hàng
Tìm địa điểm để nhà hàng tọa lạc
Mặt bằng càng đẹp giá càng cao, nhưng sẽ giúp tiệm siêu nổi. Nếu không đủ vốn nên mở ở vùng ven, gần trường học, KCN.
Đặc biệt, phải check thử bán kính 2 – 3km xung quanh xem có nhiều nhà hàng không. Nếu có cần cân nhắc chỗ khác để tránh bị chia nhỏ tệp khách.
Đặt tên cho nhà hàng
Tên gọi nhà hàng thường phải mang 1 ý nghĩa đặc biệt, gắn liền với mong muốn của người chủ. Có thể thoải mái đặt bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, Pháp.
Tên quán nên là độc nhất, không giống bất kỳ nhãn hiệu nào để tránh lẫn lộn đáng tiếc.
Thiết kế, bài trí nội gian nhà hàng
Nhà hàng có giá “nhỉnh” x2, thậm chí x3, 4 lần các quán vỉa hè. Vậy nên, từ cách decor, nội thất cũng phải chỉnh chu.
Bàn ghế, màu sơn tường không nên lẫn lộn quá nhiều tone đối lập nhau. Chỉ gồm 2 – 4 màu chủ đạo để tôn lên sự giản dị, sang trọng.
Cửa ra vào nên có vật trang trí, tranh ảnh để thực khách ngắm nhìn, check – in khi chờ ra món.
Thiết kế thi công bếp nhà hàng
Dù quy mô lớn hay nhỏ thì bếp cũng là khu vực “chủ lực” nhất, phải làm gọn gàng. Các công cụ nhất định phải “tậu” gồm tủ mát, nồi phở điện, lò nướng, tủ cơm công nghiệp…
Nếu chẳng biết lựa size nào, bố trí ra sao thì nên book đơn vị lành nghề.
Thiết kế menu và cân đối giá bán món ăn
Dù quán đẹp tới mức nào thì tiêu chí quyết định khách quay lại lần 2, lần 3 là độ ngon của đồ ăn. Menu cần thiết kế đẹp mắt, có ít nhất 10 – 20 món, phân thành các khu món khô, xào, canh, nước uống… cho khách dễ order.
Giá bán phải được để minh bạch. Trừ hết chi phí, mặt bằng tiệm bán chênh từ 20 – 30% là ổn áp.
Thuê đầu bếp, người quản lý giỏi, lành nghề
Nếu chủ tiệm từng được đào tạo bếp, quản lý nhà hàng thì tự kiêm nhiệm cho an tâm. Ngược lại, nếu không rành nấu nướng, quản lý nhân viên, tiếp đón khách thì nên thuê để đảm bảo vận hành.
Khi ký kết với người lao động, chủ tiệm phải đưa ra lộ trình rõ ràng, chế độ hậu hĩnh để “kéo chân” lâu dài.
Thuê và đào tạo các phục vụ viên
Nếu nhà hàng đón khách cả ngày thì nên thuê 2 – 3 người full – time. Giờ cao điểm trưa, chiều tối thì thuê part – time 4 – 6 tiếng để tiết kiệm chi phí.
Nên dành 2 – 3 hôm đầu tiên để giới thiệu từ A – Z quy trình, menu, cách đón khách cho đồng bộ 100%. Ưu tiên nhân viên trẻ, nhanh nhẹn, bất kỳ trường hợp nào cũng phải vui vẻ, xử lý nhanh yêu cầu của khách.
Hoàn tất giấy phép, thủ tục kinh doanh pháp lý
Người chủ phải soạn sẵn giấy tờ để hoàn tất hồ sơ pháp luật. Khi vận hành, đóng thuế đúng luật để nhà hàng ổn định, tránh vấn đề “nhái giả” tên tuổi tràn lan.
Các thủ tục cũng được chuẩn hóa tối giản hết mức, cho phép làm online 1 số bước nên đỡ tốn công sức hơn hẳn.
Triển khai chiến lược marketing, PR quảng bá
Giai đoạn khai trương là lúc cần tăng tốc PR để đưa tên tuổi nhà hàng tới gần hơn với thực khách. Cần tiến hành có kế hoạch, kinh phí cụ thể.
Có thể tặng kèm món phụ khi order đủ giá trị đơn hàng, freeship tận nhà bán kính <5km.
➥➥➥ AI CŨNG XEM: Danh sách dụng cụ nhà hàng PHẢI MUA
2. 2 rủi ro cần phòng ngừa khi kinh doanh nhà hàng
2.1 Rủi ro vệ sinh thực phẩm
Nguồn thịt, cá, rau cải dù chọn lọc kỹ cũng không tránh khỏi “tuồn” 1 – 2 loại hết HSD, ôi thiu. Ngoài ra, chỉ cần 1 người trong bếp nấu hời hợt, để côn trùng, tóc, phụ kiện rơi vào đồ ăn thì khách sẽ chấm âm điểm ngay.
Do đó, trước trong và sau khi ra món phải check kỹ mọi thứ 1 lượt. Đảm bảo không sơ suất ở khâu nào. Nếu có sự cố phải trấn an khách trước, tìm hiểu lý do, có phương án bồi thường, khắc phục nhanh nhất.
2.2 Rủi ro xu hướng thị trường
Cuối cùng là thị hiếu, ai cũng có thể nhận thấy các quán “bắt trend” luôn có sức hút mạnh. Nhà hàng không cần thay đổi toàn bộ nhưng vẫn phải bổ sung menu liên tục cho mới lạ, kích thích khách cũ, mới tò mò ghé ăn.
Với loạt kinh nghiệm mở nhà hàng được tổng kho thiết bị bếp Quang Huy chia sẻ từ A – Z trên đây, bạn có thể tự tin “đổ vốn” triển ngay mà không cần lo thua lỗ.