Bún mọc là món ăn được nhiều người yêu thích nhất. Chính vì vậy, mà có rất nhiều người muốn khởi nghiệp startup một cửa hàng bán bún mọc, tuy nhiên họ lại không có kinh nghiệm gì trong việc này. Chính vì vậy, bài viết dưới đây Inoxquanghuy sẽ đưa ra những kinh nghiệm mở quán bún mọc thành công nhất nhé.
1. Mở quán bún mọc cần những gì?
1.1. Xác định đối tượng khách hàng
Điều đầu tiên bạn cần phải làm khi mở quán bún mọc đó chính là phải xác định được đối tượng khách hàng của mình. Bạn dự định quán bún mọc của mình sẽ phục vụ cho những ai? Học sinh, sinh viên, công nhân, người lao động có thu nhập thấp hay những người có thu nhập tầm trung, tầm cao. Xác định được đúng đối tượng khách hàng sẽ giúp bạn lên được một kế hoạch cho những mục tiêu cần phải làm tiếp theo.
1.2. Vốn mở quán
Khi muốn làm bất cứ một công việc gì thì số vốn luôn là yếu tố bạn cần phải chuẩn bị đầu tiên. Nguồn vốn sẽ quyết định rất lớn đến quy mô mở quán bún mọc của bạn. Và để bạn có thể sử dụng nguồn vốn tiết kiệm, tối ưu nhất thì không thể bỏ qua kế hoạch sử dụng. Việc lên kế hoạch sử dụng vốn càng chi tiết thì nguồn tiền bạn sử dụng sẽ càng tối ưu bấy nhiêu.
Khi đã cân nhắc kế hoạch sử dụng vốn thì bạn cũng cần tính toán xem định phí hàng tháng cần phải chi trả cho quán bún là bao nhiêu và nó có thể tồn tại được trong thời gian bao lâu.
1.3. Chi phí thuê mặt bằng
1.4. Chi phí mua đồ đạc, thiết bị nấu ăn
Khi mở quán bún mọc bạn sẽ cần phải mua đồ đạc và thiết bị nấu ăn. Nếu bạn chỉ có ý định mở một quán bún mọc bình thường thì chi phí mua đồ đạc sẽ không tốn quá nhiều, nếu muốn tiết kiệm thì có thể chọn bàn ghế nhựa. Còn nếu muốn tạo không gian ăn uống thoải mái, chuyên nghiệp hơn thì có thể chọn bàn ghế gỗ hoặc inox.
Bên cạnh bàn ghế thì bạn cũng cần phải mua dụng cụ nấu ăn cần thiết như nồi điện hầm xương, nồi nấu nước lèo, nồi trụng phở, các thiết bị đồ dùng ăn uống như chảo, bát đũa, thìa, muôi,giá trụng,…Bạn có thể tham khảo mua nồi nấu phở tại inoxquanghuy.vn với mức giá dao động khoảng từ 2.500.000 – 6.200.000 đồng/nồi tùy theo từng dung tích.
Bạn lưu ý là cũng nên liệt kê ngay cả những đồ vật nhỏ nhất vào giấy để không bỏ lỡ phần nào và cũng không bị đội vốn khi chi tiêu thực tế nhé.
Tham khảo mẫu nồi nấu nước phở bằng điện hỗ trợ công việc của bạn hiệu quả, năng suất hơn
1.5. Chi phí mua nguyên liệu nấu ăn
Muốn bán bún mọc ngon thì nguyên liệu nấu ăn cần phải tươi mới. Do đó, tất cả các nguyên liệu nấu bún mọc đều phải được nhập trong ngày. Để tối ưu được nguồn chi phí nhập nguyên liệu thì bạn cần phải dành thời gian để tìm nơi nhập nguyên liệu tốt với mức giá hợp lý nhất.
2. Kinh nghiệm mở quán bún mọc thành công
2.1. Khảo sát thị trường và nghiên cứu đối thủ
Mở quán bún mọc không phải là cứ mở ra là sẽ có khách ngay. Vì thế, khi mở quán bún mọc đã có không ít người vì bỏ qua khâu khảo sát thị trường và nghiên cứu đối thủ nên đã thất bại và thua lỗ chỉ sau 1 tháng khai trương. Chính vì vậy, để mở một quán bún mọc thành công và ngày càng phát triển tốt thì bạn nên dành thời gian để khảo sát những đối thủ xung quanh và phân tích điểm mạnh, điểm yếu trong vị trí, món ăn và cách thức phục vụ để làm tiền đề cho việc lập kế hoạch phát triển quán bún mọc của mình.
2.2. Trang trí quán bún mọc
Khi mở quán bún mọc với chi phí có hạn thì bạn nên cân nhắc tới khâu trang trí quán ăn của mình để sao cho tiết kiệm nhất có thể. Tuy nhiên, bạn cũng không vì thể mà xem nhẹ khâu này. Trang trí quán ăn sẽ giúp bạn có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn. Do đó, hãy cân nhắc và bài trí không gian quán làm sao cho ấm cúng nhưng vẫn tiết kiệm chi phí nhất.
Bạn cũng có thể tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có trong tự nhiên như tre để trang trí cho quán ăn, vừa ấn tượng, vừa tiết kiệm chi phí.
Trang trí cho quán bún không cần quá cầu kỳ, điều quan trọng nhất là bố cục không gian thoải mái, hợp lý để có thể tạo nên không gian dễ chịu nhất cho khách hàng.
2.3. Chú trọng vào chất lượng phục vụ
Trên thị trường hiện nay có vô vàn quán bún mọc lên san sát nhau. Do đó, để có lợi thế cạnh tranh thì việc tăng chất lượng phục vụ với khách hàng là điều vô cùng quan trọng. Hãy luôn tận tình phục vụ khách hàng dù là những yêu cầu nhỏ nhất như thêm rau, bún, phục vụ nước uống, trà đá,…Ngoài ra, nếu như bạn có tuyển thêm nhân viên phục vụ thì cũng cần phải đào tạo và hướng dẫn để nhân viên có thái độ phục vụ tốt nhất, luôn hòa nhã và vui vẻ với khách hàng.
2.4. Chỉ nên tuyển đủ số lượng nhân viên
Sai lầm lớn nhất của nhiều quán ăn đó chính là tuyển nhiều nhân viên dẫn tới tình trạng lãng phí và không cần thiết. Do đó, hãy cân nhắc khả năng phục vụ của quán lúc đông nhất và lúc vắng khách để có thể lên kế hoạch thuê nhân viên hợp lý nhất.
2.5. Thiết kế menu quán ăn bắt mắt và đa dạng
2.6. Tặng kèm, giảm giá hoặc khuyến mãi
Đây là yếu tố vô cùng nhỏ nhưng cũng góp phần tạo nên sự thành công cho quán ăn của mình. Kinh doanh ai cũng phải tính đến lãi, lỗ nhưng nếu có thể cho đi những thứ nhỏ nhất thì đừng ngại, vì như thế bạn có thể đạt được những thứ lớn hơn.
Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ cho bạn về kinh nghiệm mở quán bún mọc. Hy vọng những gì chúng tôi đưa ra sẽ là những thông tin hữu nhất đối với các bạn.