Ngày nay, việc định hướng đầu tư kinh doanh đang cực kỳ Hot. Bởi thu nhập siêu cao, việc kinh doanh cũng không phân biệt độ tuổi nên ai cũng có cơ hội để tham gia. Trong đó thì việc mở quán phở bán hàng là hướng đi được nhiều người nhắm đến nhất.
Lý do là bởi ngành nghề này khó bị suy thoái, đầu tư thấp nhu cầu tiêu dùng cũng cao. Tuy nhiên, để nắm chắc thành công thì trước khi mở bán thì cần chuẩn bị những gì, đâu là bí quyết để có lãi cao?
1. Mở quán phở cần bao nhiêu vốn? Bao lâu thì thu hồi?
Việc mất bao lâu để bạn thu vốn không có câu trả lời chung cho mọi trường hợp. Vì điều này lệ thuộc vào độ đắt khách, lợi nhuận/suất, đặc biệt là số tiền đầu tư.
Theo đó, nếu mở cửa tiệm cố định với quy mô VIP thì chi phí ban đầu có thể lên tới hàng trăm triệu. Với mô hình này, để việc kinh doanh “vào guồng” cần tối thiểu 6 tháng – 1 năm để hoàn lại số vốn ban đầu.
Trong 1 diễn biến khác, nếu kinh doanh bằng xe phở lưu động thì phí ban đầu chỉ chừng 10-15 triệu. Khả năng “cá kiếm” cực ổn do tính chủ động trong việc tiếp cận khách.
Không cần đến giai đoạn “mồi”, bạn vẫn có được doanh thu ấn tượng trong những ngày đầu tiên. Chính vì thế, việc thu hồi vốn chỉ gói gọn trong 1 tháng.
Lãi trong kinh doanh chủ yếu đến từ 2 phương diện đó là sự chênh lệch giữa phí nguyên liệu – giá bán ra và số lượng hàng bán được trên 1 đơn vị thời gian.
Cụ thể, theo tính toán của người làm nghề thì số tiền chi cho tiền nguyên liệu chỉ khoảng 20K. Trong khi đó, giá mỗi suất phở cỡ nằm trong mức 35-45k.
Thậm chí có nhiều nơi, họ còn bán ra với mức phí niêm yết cao gấp đôi. Như vậy lợi nhuận trên đơn giá lên tới 50%, 1 con số rất cực ấn tượng phải không?
✦✦✦ THAM KHẢO: Các mẫu thiết kế quầy bán phở đẹp
2 . 8 điều cần chuẩn bị trước khi mở quán phở kinh doanh
2.1 Kế hoạch kinh doanh
Yếu tố cốt lõi khi buôn bán bất kỳ mặt hàng nào là có plan rõ ràng, liệt kê từng hạng mục cần tiến hành, kinh phí ra sao, nhân lực là ai.
Chỉ cần hoạch định chi tiết việc cần làm, bạn sẽ phát hiện ra các bất cập để xử lý ngay, tránh ảnh hưởng tới quá trình mở quán.
Nhiều chủ tiệm thiếu kinh nghiệm thường bỏ qua bước này. Làm tới đâu tính tới đó dẫn tới bị hụt vốn, cản trở việc mở quán. Trong plan sẽ list sẵn phần này làm trong bao lâu, chi bao nhiêu.
Mặc dù để kiếm lời từ quán phở cần nhiều yếu tố, tuy nhiên nếu lập plan ổn áp bạn đã đi được 50% chặng đường.
2.2 Nguồn vốn
Để bắt đầu kinh doanh được thì phải có vốn, vốn là phương tiện giúp sinh lời. Tất cả các công việc từ đi thuê mặt bằng, cải tạo không gian, thuê thợ sửa chữa, mua đồ…đều cần đến tiền cả.
Khi đã chuẩn bị trước và định sẵn khoản chi thì bạn sẽ chủ động hơn chứ không bị dồn vào thế bí. Nếu vốn tự có nhiều là lợi thế, nếu không có thể vay mượn.
2.3 Địa điểm kinh doanh
Những nơi đông dân cư, khu chợ, đường phố…đều là các địa điểm tiềm năng để bán hàng. Khu vực này thuận tiện mua nguyên liệu, thuận tiện cho khách hàng đến ăn…nhưng cho phí cũng khá đắt đỏ.
Vì thế, bạn có thể cân nhắc giữa tài chính, quy mô quán để tìm mặt bằng. Bởi nếu thuê đắt nhưng kiếm được nhiều lợi nhuận thì tiền thuê nhà cũng chẳng còn là vấn đề nữa.
2.4 Công thức nấu phở
Việc nấu phở để bán sẽ khác với với nấu phở cho gia đình ăn đó nhé. Có thể bạn nấu ở nhà rất ngon thì cũng không thể mang nguyên công thức đó đi kinh doanh được.
Lý do là bởi khi bán ngoài quán sẽ có số suất ăn lớn, phục vụ liên tục và giá bán cũng cần hợp lý. Do đó, bạn nên điều chỉnh cách nấu sao cho vừa ngon, có hương vị riêng nhưng cũng phải đảm bảo các tiêu chí vừa nhắc đến.
2.5 Đồ dùng nhà bếp
Đồ dùng trong bếp cũng sẽ cần đến: Nồi nấu phở điện, giá trụng phở, nồi nấu nước lèo bằng điện, bộ bát to giống nhau, đĩa, thìa mới….
Nhìn chung các đồ đó phải đáp ứng được tiêu chí tiện lợi, sạch sẽ, đồng bộ, chuyên nghiệp. Vừa giúp ích cho công việc nấu nướng, vừa để khách hàng cảm thấy yên tâm về chất lượng đồ ăn, chất lượng phục vụ
2.6 Trang thiết bị sử dụng
Cùng với các đồ dùng trong bếp thì bên ngoài khu vực ăn uống cần đầu tư thêm: bàn ghế ngồi, khăn giấy thùng rác, cốc uống nước, quạt, điều hòa….để khách hàng sử dụng.
Những đồ này nên được mua tương đồng nhau về màu sắc hoặc chất liệu vừa để dễ bảo quản vừa để cho quán ăn của bạn nhìn có gu và đẳng cấp hơn. Biết đâu sự tinh tế trong việc chọn lựa đồ dùng lại là một tiêu chí ghi điểm trong mắt khách hàng.
2.7 Menu món ăn
Sẽ thật bất tiện khi khách hàng đến quán mà vẫn không biết có món gì. Do đó, bạn nên lên sẵn 1 menu chia ra các nhóm đồ ăn chính, đồ ăn phụ, món mới, món HOT, in ra để trên mỗi bàn 1 tờ.
Trên menu nên có các thông tin về tên món ăn, giá bán, có thêm hình ảnh minh họa càng tốt. Rất nhiều khách đã nhận xét rằng menu thiết kế đẹp, trực quan sẽ gây ấn tượng mạnh và giúp ra quyết định nhanh chóng
2.8 Nhân viên phục vụ
Nhiều quán ăn quy mô gia đình chỉ cần 1 người đứng bán, 1 người bưng bê là đã đủ phục vụ các thượng đế. Cho dù nhiều hay ít nhân viên thì quan trọng nhất vẫn là chất lượng. Quán ăn nào phục vụ chu đáo, tận tâm nhẹ nhàng sẽ được khách hàng đánh giá rất cao
2.9 Dự phòng rủi ro
Trong bản kế hoạch bạn cũng nên đưa ra luôn các vấn đề rủi ro có thể gặp phải. Tương ứng với mỗi rủi ro là cách giải quyết đi kèm.
Như vậy, khi chẳng may các tình huống đó có xảy ra thật thì cũng sẽ không bị bất ngờ, dễ dàng xoay chuyển sang 1 hướng đi khác.
☛☛☛ XEM THÊM: Công suất của nồi nấu phở
3. Bí quyết mở quán phở chắc chắn thành công, lãi cao
Kế hoạch chỉ là bản đồ chỉ đường, dẫn lối các côn việc lớn bạn cần làm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú tâm đến các vấn đề liên quan như: chất lượng đồ, chất lượng dịch vụ hay suy tính xem mình nên quảng cáo, giới thiệu quán như thế nào nữa.
Những điều này gần như là bí quyết để bạn vụt lên, nổi bật hơn, gây được sự chú ý của khách hàng.
3.1 Quảng cáo thu hút
Có rất nhiều cách để quảng cáo, có teher dựa vào tài chính đang có để xem nên chọn phương thức nào. Với các quán bán hàng tư nhân thì việc thuê đài truyền hình hay làm video viral là không cần thiết vì quá tốn kém.
Bước đầu, bạn có thể áp dụng một vài cách đơn giản như: phát tờ rơi, lập fanpage chạy Ads facebook, Review trên tiktok…Nhìn chung, chọn cách nào không quan trọng mà quan trọng là bạn làm cách đó như thế nào.
3.2 Không gian quán sạch sẽ
Tiêu chí đầu tiên cho một quán ăn đó chính là sạch sẽ. Quán ăn có thể không rộng lắm nhưng nếu quét dọn sạch, tạo không gian thoáng mát thì khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái và có thiện cảm hơn.
3.3 Đồ ăn đảm bảo chất lượng
Muốn làm ăn lâu dài thì chất lượng là điểm cần chú tâm đến. Ngay từ khi đi tìm nguồn nguyên liệu, hãy chọn nơi có tên tuổi, nguồn gốc hàng sạch sẽ.
Có như vậy thì khi mang bán cho khách hàng mới đảm bảo an toàn, không để phát sinh các vấn đề như ngộ độc hay đau bụng.
Bạn cứ yên tâm vì ngày nay khách hàng tiêu dùng rất thông minh, giá bán đi đôi chất lượng nên dù có bán đắt hơn chút mà đồ ăn ngon thì mọi người vẫn sẽ ủng hộ.
3.4 Hạch toán chi phí – lợi nhuận theo ngày
Cuối mỗi ngày bán hàng, bạn nên dành chút thời gian ngồi tính toán lại xem hôm nay có lời hay lỗ. Cụ thể con số đó là bao nhiêu và tìm ra lý do để phát huy hoặc khắc phục.
Đặc biệt là trong những ngày bán đầu tiên thì việc này càng quan trọng và cần thiết nhé. Đây cũng là cơ hội để bạn nâng cao kỹ năng quản lý nếu như sau này có phát triển rộng thành chuỗi cửa hàng.
Với những bí quyết về việc mở quán phở trên đây rất mong các bạn sẽ học hỏi được một điều gì đó và áp dụng thành công trong thực tế.