Skip to main content

Mở quán cơm văn phòng: 99+ Kinh nghiệm “Xương Máu”

anh tuyet anh tuyet
384 Lượt xem
0 Bình luận

Mở quán cơm văn phòng vừa đơn giản lại còn kiếm được doanh thu cao chót vót. Hình thức bán quán này có thực sự mang ưu thế vượt trội như lời đồn? Tất nhiên, bạn sẽ gặt hái được thành quả nếu nỗ lực và bám đuổi mục tiêu.

Thế nhưng, để làm được những điều đó thì cần học hỏi và tích lũy kỹ năng. Nếu chưa có định hướng rõ ràng nên làm như nào thì đây là bài viết dành cho bạn. 

1. 12 kinh nghiệm mở quán cơm văn phòng siêu LÃI

Bán hàng ăn thường đi kèm nhiều công việc cần giải quyết. Đối với những ai lần đầu khởi nghiệp thì đây chính là sự mạo hiểm. Thay vì lo lắng, không dám làm thì nên học hỏi và update kiến thức.

kinh nghiệm mở quán cơm văn phòng

Có rất nhiều người sẵn sàng chia sẻ bí quyết của họ. Muốn tạo dựng sự nghiệp vững chắc cần xây nền móng cẩn thận. Vậy khi mới bắt đầu mở tiệm cơm thì cần chuẩn bị những gì?

1.1 Xác định mô hình, quy mô quán

Xác định quy mô luôn là công việc quan trọng. Bên cạnh đó còn có hình thức phục vụ khách hàng sao cho mới mẻ. Một số đơn vị hiện nay đang đi theo hướng tự phục vụ.

Tương tự như cách thức vận hành của các khu bếp công nghiệp, canteen trường học. Nên nghiên cứu thị trường và đưa ra mô hình độc đáo, hiệu quả.

quán cơm văn phòng quy mô vừa

Quy mô tiệm dựa trên khả năng kinh tế và mục tiêu đề ra. Nếu dự định kinh doanh lâu dài, nghiêm túc mà lại có nhiều vốn thì nên mở tiệm lớn.

Nếu không, bạn có thể tính đến phương pháp xe đẩy và tập trung bán online. Hình thức đồ ăn, quy cách đóng gói không được kém cạnh so với đối thủ. 

1.2 Lập plan kinh doanh cụ thể

Khi bắt đầu khởi nghiệp bất cứ việc gì cũng cần lên kế hoạch chi tiết. Mở tiệm cơm thì trả lời các câu hỏi sau:

Lập plan kinh doanh cụ thể

  • Bán những gì? Thuê cửa hàng ở đâu?
  • Phân khúc giá như thế nào? 
  • Cần order công cụ gì?
  • Vốn đầu tư bao nhiêu?

Lập plan giúp bạn vạch rõ được đường đi, nhìn nhận vấn đề. Hơn nữa, kế hoạch còn giúp tạo động lực phấn đấu vì có thể nhìn rõ mục tiêu.

Bên cạnh bản phương hướng kinh doanh chính, bạn nên làm cả bản dự trù. 

1.3 Chuẩn bị đủ nguồn vốn

Thường thì bán cơm cho NV văn phòng sẽ cần khá nhiều món. Hơn nữa, dụng cụ cần theo hướng hiện đại, tiện lợi. Cửa tiệm cũng phải khang trang, sạch sẽ,…

Nếu tập trung bán online thì có thể sẽ không cần lo không gian, diện tích.

Chuẩn bị đủ vốn

Số vốn tối thiểu cần có khoảng 30-40 triệu đồng. Tính thêm chi phí trang trí quán nếu bán tại chỗ thì cần ít nhất 50-60 triệu. Tốt nhất là tính toán ngân sách bám sát theo bản kế hoạch đề ra. 

1.4 Tìm điểm bán gần khu văn phòng

Chắc chắn rằng bạn đã nghiên cứu về địa điểm trước khi khai trương cửa hàng. Địa chỉ bán hàng gần khu văn phòng luôn tạo được ưu thế rất lớn.

Dù bạn tập trung bán online hay ăn tại chỗ thì cũng cần lưu ý khoảng cách. Tiết kiệm phí ship, dễ dàng xử lý tình huống nếu giao nhầm, thiếu đồ,… 

chọn điểm bán thuận lợi

Các công ty hiện nay đều tập trung tại các tòa cao ốc, chung cư,… Bên cạnh việc bán cho người đi làm, bạn còn có thể mở rộng cư dân sinh sống tại đó. 

☛☛☛ XEM THÊM ĐỊA CHỈ BÁN: Tủ nấu cơm công nghiệp cũ

1.5 Trang trí quán hiện đại, lịch thiệp

Người làm văn phòng thường đi theo concept hiện đại, tối giản. Vì vậy, nên trang trí tiệm theo hướng lịch sự, gọn gàng. Dùng màu đen, trắng làm tone chính cũng là ý tưởng khá hay.

Tất nhiên, bạn có thể tự tin thể hiện phong cách riêng của bản thân. Quan trọng là phải có sự tương quan từ biển hiệu bên ngoài đến cách bài trí bên trong.

Không nên kết hợp quá nhiều màu sặc sỡ, gây rối mắt và tạo thiện cảm không tốt.

Trang trí quán cơm văn phòng

1.6 Thiết kế menu có Gu, đa dạng món

Quán cơm đa dạng món ăn chắc chắn sẽ thu hút đông người ăn hơn. Đó là lý do đầu bếp cần trau dồi tay nghề liên tục. Nên thiết kế menu có màu sắc dễ nhìn, làm nổi bật thông tin món ăn, giá bán.

Nếu dự định thay đổi món theo ngày thì nên chuẩn bị sẵn chiếc bảng lớn. Sau đó dùng bút vẽ để trang trí và ghi tên các món ăn.

Khá nhiều tiệm cơm hiện nay chạy theo format này. Tuy có sự đổi mới nhưng làm vậy lại khá vất vả và không đảm bảo chất lượng món ăn. 

thiết kế menu quán phong cách

Kết hợp cả 2 kiểu cũng là phương án rất hay. Ví dụ, bạn tập trung vào 1 số món best seller, ngày nào cũng có. Còn lại có thể thay đổi tùy ý.

Hôm nay, ngày mai là các loại canh khác nhau, món xào khác nhau. Như vậy vừa tạo được sự đặc trưng và hứng thú cho khách hàng mỗi lần order. 

1.7 Đầu tư dụng cụ, thiết bị bếp nấu chất lượng

Ngày nay, chẳng mấy ai nấu cơm bằng bếp than tổ ong. Thay vào đó, họ dùng nồi dung tích lớn. Nhưng hiện đại nhất vẫn là sử dụng tủ nấu cơm công nghiệp đa năng, tiết kiệm chi phí.

Đây là thiết bị cần phải có trong mỗi quán cơm. Vừa gia tăng năng suất, lại vừa đảm bảo chất lượng thành phẩm.

Đầu tư trang thiết bị bếp nấu hiện đại

Ngoài ra, còn phải đầu tư nồi nấu canh, khay đựng thực phẩm,… Tủ lạnh nhiều ngăn dùng để phân loại, bảo quản nguyên liệu. Nếu bán thêm nước giải khát thì phải sắm tủ trưng bày đồ uống.

Quạt điện chắc chắn phải có, điều hòa thì tùy không gian và hình thức cửa hàng. Bên cạnh đó cần chú ý dụng cụ liên quan như bát, đũa, thìa,… cần có sự đồng nhất. 

➤➤➤ PHẢI CLICK XEM: Tủ cơm 24 khay

1.8 Đảm bảo nguồn cung thực phẩm an toàn

Nhập nguồn nguyên liệu chất lượng luôn được ưu tiên số 1. Không nên dùng hàng đông lạnh mà hãy mua đồ tươi mỗi ngày. Khách hàng rất nhạy bén khi sử dụng dịch vụ, chất lượng phải tương xứng giá tiền. 

thực phẩm nấu cơm văn phòng

Hơn nữa, chính quyền sẽ thường xuyên kiểm tra vấn đề ATVS của nhà hàng, quán ăn. Vì vậy, bạn cần có giấy chứng nhận, thực hiện các kiểm tra liên quan (nếu cần thiết). Trước khi nhập nguyên liệu hãy test chất lượng của NCC.

1.9 Thuê nhân viên và đào tạo chuyên môn

Nhân viên bếp bắt buộc phải có kỹ năng nấu nướng. Nhân viên phục vụ thì cần tận tâm, thân thiện với khách hàng.

Dịch vụ luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc níu giữ khách quay lại vào lần sau. Nhiều thực khách quyết định tới ăn lần 2 chỉ vì “nhân viên ngoan, tâm lý, nhiệt tình”.

đào tạo nhân viên

Vì thế, đã quyết định thuê nhân viên thì phải thuê người có nhân cách tốt. Nếu chưa quen công việc thì cần sự nỗ lực và không ngừng học hỏi.

Tốt nhất, giai đoạn đầu khi tuyển người mới hãy đào tạo và quan sát thật cẩn thận.

1.10 Dự trù chi phí kinh doanh giai đoạn đầu

Ngoài số vốn ban đầu, bạn còn phải dự trù kinh phí để xử lý các tình huống phát sinh. Chi phí điện, nước, trả lương nhân công,… Thời gian đầu có thể chưa sinh lãi ngay, chủ yếu là xoay vòng tiền để vận hành ổn định.

Vì thế, đừng dành hết số vốn cho việc đầu tư mà nên để lại 1 khoản dự trù. Tính toán sao cho hợp lý, tránh bị thâm hụt, khó xoay sở.

Dự trù chi phí kinh doanh giai đoạn đầu

1.11 Tạo chiến lược PR, marketing hợp lý

Không phải ai cũng có kỹ năng MKT và quảng cáo. Công việc này cũng không yêu cầu bạn phải làm trong thời gian đầu. Khi mọi thứ đã đi vào guồng, tiến hành quảng cáo lúc đó cũng không hề muộn.

Tuy nhiên, một khi đã làm thì phải thực hiện thật cẩn thận và tập trung đúng mục tiêu. 

Vận dụng cả hình thức PR truyền thống và hiện đại. Treo poster, tổ chức các CTKM tri ân khách hàng,… Nếu hướng về sự chuyên nghiệp thì nên tạo dựng website hoặc xây kênh bán hàng uy tín.

chạy chương trình khuyến mại

Chạy quảng cáo khi cần thiết để tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Trước khi thực hiện toàn bộ công việc này, bạn cần có plan. Mục tiêu quảng cáo là gì? Chạy trong bao lâu và cần ngân sách như thế nào?

1.12 Kết hợp kinh doanh Online + Offline

Mọi hình thức kinh doanh đều đang được số hóa. Nếu bạn không hội nhập sẽ bị đi lùi và trở nên lạc hậu. Mở quán cơm mà chỉ bán trực tiếp sẽ chẳng thể nào cạnh tranh. Thay vào đó, cần mở rộng thị trường với phạm vi lớn hơn.

Cách tốt nhất là đẩy mạnh dịch vụ đặt hàng, ship online. Bạn có thể tự thuê người và chạy chương trình độc lập. Thế nhưng, cách đơn giản nhất là liên kết với các ứng dụng giao đồ ăn công nghệ.

Kết hợp kinh doanh Online

Dù thời kỳ đầu có khó khăn cũng đừng vội nản lòng. Nếu nhận được nhiều đánh giá tích cực thì dần dần cửa hàng của bạn sẽ lọt top yêu thích. 

2. 3 Rủi ro khách quan ảnh hưởng đến việc kinh doanh

Bán quán ăn còn bị gọi là con đường gập ghềnh, rất khó đi. Bởi nó tác động trực tiếp tới sức khỏe của các thực khách. Vấn đề đôi khi lại xuất phát từ bên ngoài.

Chủ quán cần chuẩn bị tinh thần để đối mặt với các tình huống xấu. 

2.1 Thời tiết không ủng hộ

Thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến dịch vụ ship hàng của quán ăn. Vì vậy, nếu định hướng kinh doanh ship hàng ngay từ đầu thì nên chú ý thời tiết.

Thời tiết không thuận lợi

Khai trương vào mùa khô sẽ tạo điều kiện tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng xây được nền móng vững, có sự chuẩn bị cho mưa, bão thất thường.

2.2 Quán bị cháy nổ bất ngờ

Các quán ăn hiện nay đều phải trải qua kiểm tra phòng chống cháy nổ của các đơn vị chức năng. Dù không có sự giám sát, bạn cũng nên chuẩn bị hệ thống phòng ngừa. Đặc biệt đối với các tiệm vẫn dùng gas, than làm nhiên liệu nấu, nướng. 

Nếu không may xảy ra cháy, trước hết hãy ngắt điện. Sau đó hô hoán tìm hỗ trợ và sơ tán người rời khỏi khu vực ảnh hưởng.

xử lý khi quán cháy

Cùng lúc đó hãy gọi ngay 114 để dập đám cháy kịp thời, tránh thiệt hại nặng nề. Quan trọng nhất là phải giữ được bình tĩnh và xử lý kịp thời. 

2.3 Thực khách bị ngộ độc

Vấn đề VSATTP cũng khiến thực khách nhạy cảm hơn trong việc chọn điểm ăn uống. Vì thế, hãy thực sự chú tâm khi hợp tác với các đơn vị cung cấp nguyên liệu.

Hơn nữa, công thức nấu nướng không nên cho các gia vị xung khắc.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc của khách hàng. Nếu không may rơi vào trường hợp này, hãy bình tĩnh xử lý.

Thực khách ngộ độc thực phẩm

Nếu biểu hiện nhẹ thì hỏi xem khách dị ứng với thành phần nào, có mang theo thuốc hay không. Việc bồi thường là chắc chắn nếu nguyên nhân xuất phát từ đồ ăn của tiệm.  

Phải công nhận rằng mở quán cơm văn phòng đã và đang được chú ý hơn rất nhiều. Kéo theo đó là hàng loạt sự cạnh tranh từ quy mô nhỏ đến lớn.

Một vài kinh nghiệm được đúc kết trên đây mong sẽ giúp bạn được phần nào trên con đường này. Đừng vội nản lòng nếu đường đi có gập ghềnh, bởi chờ đợi bạn phía trước chính là trái ngọt.

Đăng ký tư vấn miễn phí
Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn
Tin nổi bật
Ý kiến của bạn
GỬI Bình luận
Nhập thông tin của bạn
GỬI Ý KIẾN THÀNH CÔNG
Inox quang huy đã nhận được ý kiến của bạn. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn !
Bài viết liên quan
Đăng ký tư vấn miễn phí
Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn
HỆ THỐNG PHÂN PHỐI
Showroom HÀ NỘI
Địa chỉ: 368 Trần Điền Mới, Định Công, Hoàng Mai
Tổng đài: 037 9377 888
Showroom Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 8 Hẻm 827 Hà Huy Giáp, Thạnh Xuân, Quận 12
Tổng đài: 037 9377 888
Showroom Quảng Ninh
Địa chỉ: Số 101 Cầu Sến- Phương Đông- Uông Bí
Tổng đài: 037 9377 888
Showroom Thái Bình
Địa chỉ: Đối diện ủy ban nhân dân xã Vũ Hoà - Kiến Xương - Thái Bình
Tổng đài: 037 9377 888
Showroom Đồng Nai
Địa chỉ: 1066 - QL 51 Tổ 3- Ấp Đồng- Phước Tân- Biên Hòa
Tổng đài: 037 9377 888
Chat Zalo
showromm Showroom
Gọi ngay
Tư vấn