Mở quán cơm văn phòng là một trong những công việc vừa có thể đem lại lợi nhuận, nhưng cũng có thể đem lại những rủi ro cho bạn. Do đó, để mở được một quán cơm văn phòng thành công thì bạn cần phải có kinh nghiệm. Nếu như không có kinh nghiệm trong việc này thì rất có thể bạn có thể gặp những vấn đề rủi ro không mong muốn. Do đó, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm mở quán cơm văn phòng thành công thu hút được nhiều khách hàng nhé!
1. Mở quán cơm văn phòng cần bao nhiêu vốn?
Việc đầu tiên trước khi có ý định mở quán cơm văn phòng bạn cần phải làm đó là xác định được số vốn bạn có thể đầu tư vào việc kinh doanh này. Sau khi đã xác định được số vốn đầu tư, bạn cần phải lên một bản kế hoạch đầu tư chi tiết để có thể phân bổ được số lượng vốn cho những khoản chi tiêu cần thiết khi mở quán. Điều này sẽ giúp bạn trong việc quản lý và sử dụng số vốn một cách hợp lý, hiệu quả nhất.
Cụ thể, chi phí sẽ được phân bổ theo hai nhóm đó là chi phí cố định và chi phí duy trì.
- Chi phí cố định gồm: tiền thuê mặt bằng, mua sắm bàn ghế, dụng cụ nấu ăn, tiền trang trí, sửa chữa lại quán cơm,…
- Chi phí duy trì gồm: Tiền điện, tiền nước, tiền quảng cáo, tiền thuê nhân viên, tiền mua nguyên vật liệu, chi phí dự trù hoạt động trong 3 tháng đầu tiên.
2. Mở quán cơm văn phòng cần chuẩn bị gì?
- Xác định mô hình kinh doanh
Trước hết, khi mở bất kỳ loại hình kinh doanh quán cơm nào, bạn đều phải xác định được mô hình, ý tưởng kinh doanh. Quán sẽ phục vụ theo kiểu bình dân, quán ăn nhỏ hay là quán ăn lớn. Việc xác định này sẽ giúp bạn có thể cho ra những khâu chuẩn bị phía sau được đồng nhất, nhanh chóng và dễ dàng hơn.
-
Kế hoạch kinh doanh
Có một kế hoạch kinh doanh chi tiết là điều cần thiết nhất trong việc mở quán cơm. Bởi nó sẽ giúp bạn phát triển chiến lược của mình và xem xét tính khả thi của từng yếu tố của quán cơm khi mở. Do vậy mà việc mở quán cơm sẽ được thuận lợi và dễ dàng hơn.
-
Địa điểm kinh doanh
Như các bạn biết, chúng ta có thể thấy là trên thị trường có rất nhiều các quán cơm văn phòng nằm rải rác ở bất cứ nơi đâu. Nhưng không có nghĩa là việc kinh doanh có thể thành công ở mọi địa điểm. Do đó, bạn cần đảm bảo là phải khảo sát kỹ lưỡng địa điểm mà bạn muốn mở quán cơm.
Khi chọn địa điểm mở nhà hàng, điều quan trọng là phải xem xét các đặc điểm sau:
-
Khả năng hiển thị và khả năng tiếp cận: Chọn một vị trí dễ dàng nhìn thấy trên đường cho cả người đi bộ và người lái xe ô tô. Địa điểm nên đông đúc, có lượng người qua lại cao, đỗ xe tốt nhất.
-
Phải đảm bảo rằng đối tượng mục tiêu mà quán cơm mở ra phải gần các tòa nhà văn phòng hoặc gần với vùng lân cận đó.
-
Sự cạnh tranh: Đôi khi mở quán cơm gần đối thủ cạnh tranh cũng là một lợi thế, nhưng bạn cũng nên giữ khoảng cách đủ để đảm bảo một nhóm khách hàng trung thành sẽ không dễ bị săn đuổi.
Do đó, bạn nên tìm hiểu thật kỹ lưỡng một vài địa điểm trước khi quyết định đặt bút nhé.
-
Vấn đề pháp lý
Dù là mở quán cơm nhỏ hay lớn, để bạn có thể thuận lợi hơn trong công việc kinh doanh thì bạn sẽ cần phải có giấy phép đăng ký kinh doanh của chính quyền địa phương nơi bạn sinh sống. Ngoài ra, để thành công hơn trong việc kinh doanh thì bạn cũng nên chứng minh quán cơm của mình đạt chuẩn giấy chứng nhận an toàn về vệ sinh thực phẩm. Như vậy khách hàng có thể tin tưởng và an tâm hơn khi đến ăn cơm tại quán cơm của bạn.
-
Nhân viên
Khi mở một quán cơm văn phòng thì chắc chắn một mình bạn sẽ không thể đảm đương, phụ trách được tất cả mọi việc. Do đó, nhân viên chính là một trong những tài sản chính bạn phải cần.
Nếu như bạn kinh doanh quán cơm theo mô hình nhỏ thì bạn có thể tận dụng những trong gia đình để giảm đi lượng chi phí thuê nhân viên. Còn nếu bạn kinh doanh theo mô hình lớn hơn thì bạn cần phải thuê nhân viên để có thể đảm bảo phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng nhất.
-
Đầu tư trang thiết bị, dụng cụ nấu nướng
Để mở quán cơm văn phòng thành công, thì bạn cũng cần phải đầu tư đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ nấu nướng để có thể đảm bảo chất lượng trong việc kinh doanh. Thêm vào đó, bạn cũng nên ước tính số lượng khách hàng để trang bị bàn ghế và số lượng bát đũa sao cho hợp lý.
>>> Xem ngay: Danh sách dụng cụ công cụ cần thiết cho quán cơm, nhà hàng
-
Tiếp thị, quảng bá
Tiếp thị, quảng bá là một tập hợp các biện pháp giúp đảm bảo được lượng khách hàng đến với quán cơm của bạn thường xuyên chứ không phải chỉ đến vào ngày khai trương. Do đó, để tiếp thị, quảng bá hiệu quả thì bạn có thể sử dụng băng rôn, tờ rơi quảng cáo hoặc sử dụng các trang mạng xã hội như facebook, zalo, website,…
3. Kinh nghiệm mở quán cơm văn phòng thành công
-
Lập kế hoạch mở quán cơm văn phòng
Lập kế hoạch chi tiết về việc mở quán cơm sẽ giúp bạn có thể sắp xếp được những công việc cần phải làm một cách dễ dàng và nhanh nhất. Ngoài ra, nó cũng giúp bạn cân đối được nguồn tài chính để tránh được sự lãng phí dư thừa.
-
Chất lượng phục vụ
Chất lượng phục vụ cũng rất quan trọng trong việc tạo dựng sự thành công cho quán cơm. Dù quán cơm của bạn có mô hình kinh doanh lớn hay nhỏ đi nữa thì chất lượng phục vụ phải luôn đặt lên hàng đầu. Có như vậy thì khách hàng mới tạo ra ấn tượng tốt cho quán cơm của bạn.
-
Tạo dấu ấn riêng cho quán cơm
Việc tạo dấu ấn riêng sẽ giúp công việc kinh doanh của bạn được thuận lợi hơn. Nếu quán cơm của bạn tạo ra được những món ăn ngon, hấp dẫn thì chắc chắn bạn có thể thu hút được rất nhiều khách hàng.
-
Kinh doanh online
Bán hàng online đang là sự phát triển nhất hiện nay, với sự bận rộn, không có thời gian nấu nướng thì mọi người thường xuyên đặt cơm qua các trang mạng xã hội. Do đó, kinh doanh quán cơm qua hình thức online này sẽ giúp bạn tiếp cận thêm được nhiều khách hàng hơn nữa.
Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ kinh nghiệm mở quán cơm văn phòng. Hy vọng những chia sẻ chúng tôi đưa ra sẽ giúp bạn mở được quán cơm văn phòng thành công viên mãn nhất nhé. Chúc các bạn thành công!