Làm thế nào để “hồi sinh” một chiếc bánh mì mềm, ỉu, khô và dai? Bật mí 5+ cách làm bánh mì cũ nóng giòn ngon như mới vừa ra lò, đảm bảo ai cũng thích mê. Ngay bây giờ, hãy vào bếp chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ để thực hiện nhé.
1. 5+ cách làm bánh mì cũ nóng giòn trở lại nhanh, ngon như mới
Có nhiều cách để làm nóng bánh mì cũ, bạn có thể sử dụng lò nướng, lò vi sóng, giấy bạc, than hoa… Chi tiết từng cách làm sẽ được hướng dẫn ở nội dung dưới đây.
1.1 Bằng lò nướng
Do bánh bị khô nên bạn cần thêm một bước làm ẩm bằng cách phun sương nước lọc lên bề mặt chúng. Hoặc có thể sử dụng túi giấy ướt bọc lại và cuối cùng cho vào lò nướng.
- Để hâm nóng bằng lò nướng, bạn chỉ cần đặt bánh mì vào trong lò nướng.
- Điều chỉnh nhiệt độ ở mức 180 – 200 độ C và cài đặt thời gian từ 2 – 3 phút (tùy theo kích thước, độ mỏng hay dày).
- Sau khi hoàn thành, bạn sẽ thấy lớp vỏ ngoài giòn tan, dậy mùi thơm của bơ như lúc ban đầu.
1.2 Bằng chảo
Chảo chống dính là một trong số dụng cụ nhà bếp luôn có sẵn trong mỗi gia đình. Đây cũng là 1 công cụ có thể giúp bạn làm nóng, tạo độ giòn cho bánh mì cũ nhanh chóng, hiệu quả tại gia.
- Hãy phết một chút dầu ăn hoặc bơ vào đáy chảo.
- Bật lửa liu riu rồi đặt trực tiếp lên chảo.
- Dùng đũa, xẻng chiên hoặc thìa lớn ấn dẹt xuống đáy chảo khoảng 30 – 40 giây.
- Tiếp tục, lật ngược lại và làm tương tự cho đến khi hai mặt nóng đều.
Cách làm bánh mì cũ nóng giòn thực hiện rất đơn giản phải không. Chỉ khoảng 1 phút thực hiện, bạn đã có ngay ổ bánh vừa nóng, vừa giòn.
1.3 Bằng lò vi sóng
Sử dụng lò vi sóng là cách làm được khá nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, nếu không làm đúng cách, vỏ ngoài sẽ bị khô, cứng và khó ăn hơn. Áp dụng công thức dưới đây để phần vỏ giòn, ruột mềm và thơm ngậy vị bơ.
- Nhúng nhẹ một tờ giấy ăn vào nước để làm ẩm bánh. Chú ý, không nên nhúng giấy quá ướt.
- Dùng giấy ăn đã ẩm bọc lại và cho vào lò vi sóng.
- Cài đặt nhiệt độ lò vi sóng ở mức cao nhất với thời gian là 10 giây.
1.4 Bằng giấy bạc
Nếu không có lò vi sóng, lò nướng chuyên dụng thì đây bạn hãy sử dụng giấy bạc. Đây là cách “hồi sinh” ổ bánh cũ rất đơn giản và cực hiệu quả.
- Chuẩn bị một cuộn giấy bạc, một chiếc nồi.
- Dùng giấy bạc bọc lại ổ bánh mì đã bị khô cứng.
- Cho bánh vào nồi, đậy nắp lại và đun lửa nhỏ khoảng từ 5 – 7 phút.
- Sau khi hoàn thành, bạn mở nắp nồi ra và thu về thành phẩm. Vỏ ngoài vàng giòn, ruột bên trong mềm và thơm.
1.5 Bằng cần tây
Một giải pháp khác bạn nên tham khảo là sử dụng cần tây. Dường như phương pháp này khá lạ lẫm với nhiều người. Nếu chưa thử cách này bao giờ thì thử áp dụng ngay nhé.
- Đầu tiên, cần chuẩn bị rau cần tây và túi zip đựng thực phẩm.
- Cho bánh vào túi zip cùng rau cần tây để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 5 – 6 tiếng
- Sau thời gian trên, bánh sẽ mềm trở lại như mới.
Lưu ý: Cách này thường hay được áp dụng đối với các loại bánh ngọt, sandwich.
1.6 Bằng than hoa
Cách hâm nóng bằng than hoa để lại chút dư vị mùi ám của khói, khá thú vị và mang đến sự độc đáo. Đây là cách làm bánh mì cũ nóng giòn được nhiều chủ tiệm áp dụng. Bạn có thể giữ nguyên hình dạng bánh ban đầu hoặc ép mỏng theo sở thích.
- Chuẩn bị than hoa và mồi lửa trước, quạt một lúc để duy trì nhiệt độ.
- Sau khi bếp than hoa đủ nóng, đặt lên vỉ nướng và nướng đến khi bề mặt nóng, giòn.
- Tiếp tục lật mặt thứ hai và hơ trên bếp than hoa. Nên kiểm tra độ giòn, nếu đã ưng ý thì lấy ra ngoài thưởng thức ngay nhé.
Đối với loại bánh mì sandwich, bạn nên phun sương một chút nước lên bề mặt. Sau đó dùng giấy bạc bọc lại rồi mới đặt lên bếp than hồng nướng. Cũng nướng đều các mặt, khoảng 2 – 3 phút/ mặt là đủ nóng và giòn.
1.7 Bằng máy kẹp bánh mì
Cách cuối cùng là dùng bằng máy kẹp chuyên dụng. Đây là thiết bị được nhiều chủ tiệm sử dụng vì sở hữu kích thước nhỏ, gọn, dễ đặt lên bàn chế biến của xe bán bánh mì.
Ngoài công dụng “tái sinh” chiếc bánh cũ trở lại nóng, mềm thơm thì máy kẹp giúp tạo nên những đường vân đẹp trên bề mặt. Tạo sự mới mẻ, độc đáo, ấn tượng và thú vị. Cách thực hiện cực kỳ dễ và đơn giản.
- Cho bánh mì nguyên bản vào máy kẹp. Nếu muốn kẹp thêm nhân thì cho các loại topping xúc xích, trứng, pate… tùy ý vào giữa.
- Sau khi hoàn thiện xong, đặt chúng vào đúng bề mặt và gập máy ép xuống.
- Điều chỉnh mức nhiệt độ hợp lý và chờ trong khoảng 1 – 2 phút
- Khi đã đạt đủ độ nóng và giòn, hãy lấy bánh ra ngoài thưởng thức ngay thôi
2. 3 điểm cần ghi nhớ khi làm nóng giòn lại bánh mì cũ
Trong quy trình cách làm bánh mì cũ nóng giòn và mềm thơm như lúc mới ra lò, bạn cần lưu ý 3 điều quan trọng dưới đây:
2.1 Kiểm tra trạng thái bánh mì trước tiên
Đầu tiên, hãy kiểm tra vỏ xem có dấu hiệu hư hỏng không. Nếu phần vỏ ngoài xuất hiện những vết mốc và mùi khó chịu như mùi chua, mùi hôi… thì tuyệt đối không nên dùng nữa.
Trong trường hợp này phải hủy đi ngay, đừng vì tiếc nuối mà sử dụng lại. Bởi chiếc bánh đã bị hỏng, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên khi ăn vào dễ bị đau bung.
2.2 Chọn phương thức làm nóng giòn phù hợp
Mặc dù các nhiều phương thức làm bánh nóng giòn nhưng chúng tôi khuyên bạn nên chọn cách làm phù hợp nhất để thuận tiện và tránh tốn nhiều thời gian, công sức.
- Nếu cần hâm nóng ăn tại nhà, bạn có thể sử dụng những công cụ đơn giản có sẵn trong gian bếp như chảo chống dính, lò vi sóng, dùng cần tây.
- Đối với các tiệm kinh doanh thì nên dùng những thiết bị hỗ trợ làm bánh chuyên dụng như lò nướng, máy kẹp, nướng than hoa để tăng độ thơm, béo ngậy.
2.3 Không nên ăn bánh mì làm nóng quá 2 lần
Sau khi bánh nóng giòn, nên ăn ngay. Hạn chế nướng lại quá nhiều lần vì sẽ khiến kết cấu sẽ bị khô và rời rạc. Khuyên bạn không nên làm hâm quá 2 lần, nếu như sử dụng không hết thì nên bỏ đi. Dù có nướng lại thì cũng mất hương vị và không ngon.
Chỉ bằng một vài mẹo đơn giản, bạn đã “tái sinh” thành công những ổ bánh mì cũ trở nên nóng hổi và giòn ngon như lúc ra lò. Bạn đã áp dụng thành công những cách làm bánh mì cũ nóng giòn nào rồi? Hãy chia sẻ với Quang Huy bằng cách để lại comment phía dưới bài viết này nhé.