Khi nắm vững cách bảo quản chả lụa, bạn có thể “làm chủ” chất lượng món trong khoảng thời gian nhất định, tùy vào nhu cầu thực tế. Và như vậy, việc sử dụng món theo ý thích hoặc hỗ trợ kinh doanh sẽ trở nên linh hoạt, hiệu quả hơn nhiều.
1. Chả lụa bảo quản được trong thời gian bao lâu?
Chả lụa là siêu phẩm ẩm thực với mùi vị hấp dẫn, tính ứng dụng như “tắc kè hoa” trong chế biến. Do đó, luôn góp mặt trong menu hằng tuần của mỗi gia đình. Vậy bạn có biết đại diện này để được trong thời gian bao lâu?
Câu hỏi trên không có lời giải đáp đúng với mọi tình huống. Bởi kết quả căn cứ phần nhiều vào cách thức cất giữ và quy trình chế biến. Cụ thể, nếu để trong điều kiện thường thì thời gian bảo quản chỉ khoảng 12h là “căng đét”, thậm chí ngắn hơn.
Ngược lại, nếu đặt trong ngăn đá của tủ lạnh thì sau vài tháng thành phẩm vẫn “xịn đét”, thơm ngon như mới. Điều này cho thấy phương pháp bảo quản là nhân tố “cầm trịch” trong việc kéo dài HSD của thực phẩm.
Bên cạnh đó, phương thức chế biến cũng chi phối thời gian cất trữ. Nếu dùng máy xay thịt thông thường thì tỉ lệ chết giò sẽ cao “chạm nóc” do nóng máy, giò chả tạo ra sẽ nhanh hư hỏng hơn. Ngược lại, khi dùng máy xay làm giò chả công nghiệp có thêm bao đá thì HSD của thành phẩm sẽ dài gấp 2-3 lần so với lựa chọn trên.
➤➤➤ NÊN BIẾT: Cách làm chả lụa chay từ bột mì
2. Cần bảo quản chả lụa trong những trường hợp nào?
- Khi số lượng chả nhiều không ăn hết
Khi mua về hoặc chế biến với số lượng lớn thì bạn chẳng thể dùng hết trong 1 ngày. Lúc này, bảo quản là chuyện không cần bàn nhiều. Nếu muốn ăn trong những ngày đó sau mà không phải làm lại. Đặc biệt, giải pháp này còn giúp bạn đỡ “xót ví”, tiết kiệm đáng kể thời gian.
- Khi thời tiết nóng, nhiệt độ cao
Khi mát trời hoặc nền nhiệt hạ sẽ chẳng cần đến các biện pháp phức tạp, thực phẩm vẫn để được lâu. Nhưng khi tiết trời dần tăng nhiệt thì vi khuẩn hoại sinh sẽ phát triển “rần rần”, lúc đó khả năng hư hỏng chả giò là rất cao. Vậy nên, để duy trì chất lượng món trước môi trường bất lợi này, bảo quản là công đoạn thực sự cần thiết.
Điều này có mối tương quan với lượng thực phẩm tạo ra mỗi ngày. Trong TH khách đặt hàng, không phải cứ “ra lò” là có thể giao ngay vì có người sẽ dời lịch hẹn 1-2 ngày. Khi đó, cất trữ sẽ giúp bạn bảo toàn chất lượng món, không gây hại đến việc bán hàng. Ngoài ra, khi chưa có người order sẵn, làm giò chả để bán “lai rai” cũng là cách “chuẩn zin” để đạt được mục đích này.
3. Một số cách bảo quản chả lụa dễ áp dụng nhất hiện nay
Hiện nay, có 2 phương thức cất trữ chả lụa được áp dụng rộng rãi, đó là:
3.1 Bảo quản ở nhiệt độ thường
Đây là cách đơn giản và tính hiệu quả không cao, “căng” lắm cũng chỉ 24h là “hết date”. Theo đó, chả lụa không nên được bọc kín bằng bao nilon vì sẽ gây bí hơi, càng khiến VSV có cơ hội phát triển. Nếu còn nguyên chiếc thì treo lên, để ở khu vực thoáng mát, sạch sẽ trong nhà. Trong TH đang dùng dở thì nên dùng màng bọc che kín mặt cắt, sau đó thao tác tương tự.
3.2 Bảo quản trong tủ lạnh
Nếu muốn cất trữ chả lụa dài ngày thì tủ lạnh chính là lựa chọn số 1. Với ngăn mát, khi bọc “kín như bưng” thì có thể bảo quản 5-7 ngày. Với ngăn đông, khi cho túi zip và đóng khít thì cất trữ trong 1-2 tháng là chuyện đơn giản.
Lưu ý, khi tìm đến phương thức này, nên phân nhỏ chả lụa theo khẩu phần hằng ngày rồi đóng gói lại. Như vậy, khi cần có thể dễ dàng lấy ra mà không tác động đến những phần còn lại.
4. Lưu ý giúp chả lụa sau khi bảo quản vẫn đảm bảo chất lượng
Hướng dẫn chung là vậy nhưng nhiều người vẫn “kêu trời” vì kết quả chẳng như ý. Đó là bởi họ không nắm vững những nguyên tắc cơ bản như sau:
4.1 Bọc kín chả khi cất
Việc bọc kín khi cất trữ chả lụa trong môi trường lạnh là điều nên làm. Lớp màng ngăn cách này sẽ giúp chặn đứng sự xâm nhập của các đối tượng gây hại vào trong thành phẩm. Nhờ vậy mà việc cất trữ sẽ được tối ưu triệt để. Lưu ý, việc đóng gói chỉ có ý nghĩa nếu cho vào tủ lạnh. Còn ở điều kiện thường, việc bọc thực phẩm bằng nilon sẽ tạo không gian lý tưởng cho VSV yếm khí ”oanh tạc”. Từ đó, dễ sinh hư hỏng, nấm mốc.
4.2 Để chả cách xa khu đồ ăn sống
Đây là lưu ý đặc biệt quan trọng bởi 2 lý do. Thứ nhất, nếu bạn xếp cạnh đồ sống, mùi vị của chả lụa sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Lại mất vệ sinh, ăn vào khả năng cao là bị đau bụng. Thứ hai, trong đồ sống có chứa nhiều VSV gây hại, dễ dàng xâm nhập khiến đồ ăn nhanh hư hỏng
4.3 Chú ý thời gian
Thời gian cũng là vấn đề “to oành” khi cất trữ, theo đó mỗi phương pháp có 1 giới hạn bảo quản nhất định. Chính vì vậy, bạn phải “nhớ như in” điều này để sử dụng chả lụa trong thời gian cho phép. Cụ thể, nếu đưa vào tủ mát, hãy ăn hết trong 1 tuần.
Qua những phân tích trên có thể thấy cách bảo quản chả lụa chính là yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm. Vậy nên, hãy note lại cẩm nang này để khi cần có thể kéo dài HSD món ăn trên theo ý muốn nhé!