Trong thời gian ở cữ, mẹ bỉm sữa cơ thể tương đối yếu cần chế độ dinh dưỡng hợp lý để nhanh lấy lại sức. Một lo lắng được nhiều sản phụ và người nhà quan tâm là sau sinh ăn phở được không? Nhiều người cho rằng nên kiêng, số khác lại cho rằng ăn không vấn đề gì. Vậy đâu mới là đáp án thực sự cho vấn đề này?
1. Giải đáp: Phụ nữ sau sinh ăn phở được không?
Có quan điểm cho rằng: phụ nữ mới sinh nên kiêng ăn các món phở. Vậy nên rất nhiều gia đình đã loại bỏ phở ra khỏi thực đơn bồi bổ cho sản phụ. Lý do được đưa ra là ăn phở nhanh đói lại có các thành phần như thịt bò, thịt gà dễ gây ngứa và biến chứng sẹo lồi ở các vết mổ. Trên thực tế tất cả chỉ là truyền miệng và không có cơ sở khẳng định.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng và y tế cho hay, việc hình thành sẹo lồi là tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Bên cạnh đó, phở cũng có rất nhiều calo, chất dinh dưỡng, ăn không bị đói như nhiều người vẫn nghĩ. Nếu chị em biết thưởng thức đúng cách thì việc ăn phở sau sinh tưởng không tốt hóa ra lại tốt không tưởng.
1.1 Thành phần
Theo các bài báo cáo khoa học về lĩnh vực dinh dưỡng, với phụ nữ bình thường lượng calo cần thiết trong một bữa ăn từ 200 – 300 calo. Trong khi đó, với các sản phụ sau khi sinh thì lượng calo cần nạp lớn hơn một chút, trong mức 300 – 500 calo.
Trong 1 tô phở bò hay phở gà các loại thì lượng calo cũng nằm trong khoảng 300 – 500 calo. Dễ dàng thấy rằng phần năng lượng mà món phở cung cấp đúng bằng lượng calo khuyến nghị cho các bà mẹ mới sinh con. Như vậy thưởng thức 1 tô phở ngon trước tiên cung cấp đủ năng lượng để chị em hồi phục cơ thể.
Chưa hết, phở là món ăn kết hợp đa dạng các thành phần nguyên liệu từ nước ninh xương, sợi phở, thịt, các loại rau và gia vị cần thiết. Mỗi nguyên liệu lại chứa những thành phần dinh dưỡng khác nhau từ: tinh bột. protein, sắt, kẽm, vitamin và chất xơ có lợi cho cơ thể sản phụ. Vậy nên, ăn phở giúp mẹ ở cữ no bụng, dễ tiêu.
1.2 Độ lành tính
Chúng ta có thể thấy, trái ngược hẳn với những lo lắng của nhiều người về quan niệm dân gian thì sản phụ ăn phở cực lành tính. Các nguyên liệu được chọn kỹ, tươi sạch, thịt gà bỏ da, thịt nấu vừa tới. Với cách nấu chuẩn như thế, tô phở nóng hổi cung cấp nhiều chất bổ, không gây ra các biến chứng sẹo hay kích ứng da.
✖✖✖ XEM THÊM: 15+ Tiệm phở gà Sài Gòn: Ngon, Nổi tiếng, Đông khách
2. Lợi ích của phở đối với bà mẹ sau sinh
Khi đã làm rõ thành phần nguyên liệu, hàm lượng dinh dưỡng cũng như check độ lành tính thì có thể thấy mẹ bỉm sữa hoàn toàn có thể ăn phở. Món này không chỉ cung cấp đủ calo, vị dễ ăn mà còn đem đến combo lợi ích tuyệt vời đối với cơ thể của chị em.
2.1 Bổ sung dưỡng chất, tăng cường sức khỏe
- Bánh phở: Sợi phở dai mềm làm từ gạo cung cấp tinh bột, đi vào cơ thể chuyển hóa thành glucozơ để duy trì các hoạt động sống.
- Thịt bò: Chứa hàm lượng đạm (protein) cao lại có nhiều sắt bổ máu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thường gặp sau khi sinh. Chưa kể nó còn có thêm các chất khoáng, kẽm, canxi, magie có lợi cho quá trình hồi phục cơ thể của chị em.
- Thịt gà: Trong loại thịt này chứa nhiều protein cùng chất béo không no, đặc biệt là phần ức.
- Các loại rau xanh: Gồm có húng quế, xà lách, tía tô, hành lá,… Chúng vừa tạo thêm màu sắc cho tô phở lại giúp giải ngán cho người ăn. Trong nguyên liệu này chứa nhiều vitamin cùng các chất xơ, lại giúp nhanh làm lành các vết mổ.
2.2 Hỗ trợ cải thiện vóc dáng
Một trong những nỗi băn khoăn chung của nhiều sản phụ chính là tình trạng thừa cân, phát tướng sau sinh nở. Việc lấy lại vóc dáng thon gọn như khi chưa có em bé phụ thuộc rất nhiều vào việc tập luyện cũng như chế độ ăn uống. Khi đó bổ sung phở vào thực đơn là một cách hay để chị em cải thiện vóc dáng.
Sở dĩ ăn phở sau sinh giúp mẹ bỉm sữa tìm lại sắc vóc ban đầu là vì lượng calo cung cấp vừa đủ. So với cơm trắng thì lượng calo trong bánh phở ít hơn tới 25%. Khi ăn phở chị em vẫn sẽ đủ no, dễ nuốt hơn và không sợ thừa calo như khi ăn cơm.
Mặt khác, trong món này có đầy đủ các thành phần nguyên liệu làm từ gạo, thịt và đặc biệt là các loại rau xanh. Món ăn giúp chị em no lâu, lượng vitamin và chất xơ từ rau xanh còn tốt cho đường ruột.
2.3 Ngăn ngừa nhiều bệnh tật
Sau khi sinh xong, chị em mất sức, sức đề kháng của cơ thể cũng trở nên yếu đi. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ lúc này là vô cùng cần thiết. Vậy nên một tô phở nóng giàu dinh dưỡng, lành tính sẽ giúp mẹ ở cữ ngăn ngừa nhiều bệnh tật nguy hiểm.
Trước hết, việc thưởng thức phở giúp giảm thiểu nguy cơ tăng cân mất kiểm soát sau sinh. Trong món ăn có thịt bò là loại thực phẩm có độ đạm cao, nhiều sắt giúp bổ máu, tăng sức đề kháng, tốt cho tim mạch. Thịt gà với hàm lượng chất béo vừa phải giúp giảm cân, hồi phục tinh thần.
Phần nước dùng được ninh từ xương ống, rau củ quả trong nhiều giờ có chứa nhiều nguyên tố vi lượng, chất khoáng, kẽm, sắt, canxi,… Đây là những thành phần giúp phòng tránh nhiều căn bệnh như loãng xương, tiểu đường hay cao huyết áp.
Ngoài ra, thưởng thức các món phở nóng giúp sản phụ tiêu hóa tốt, hấp thụ các chất dễ dàng hơn, kích thích khả năng tiết sữa tự nhiên. Dùng các món ăn nóng cũng có lợi hơn ăn đồ lạnh, giúp giữ ấm cơ thể, điều hòa thân nhiệt bằng việc toát ra mồ hôi. Từ đây cơ thể dễ chịu, thải bớt các chất độc ra bên ngoài, tinh thần sảng khoái, hạn chế lo âu và trầm cảm sau sinh.
☛☛☛ GIẢI MÃ: Cách nấu phở bò không cần xương
3. 2 Cách làm phở ngon lành, bồi bổ cho phụ nữ sau sinh
Phở là món ăn ngon của người Việt, cách làm không hề khó với những nguyên liệu cực dễ kiếm. Thay vì mua ở ngoài với nỗi lo về ATVSTP thì người nhà có thể tự tay vào bếp nấu để bồi bổ cho mẹ bỉm. Sau đây là gợi ý 2 cách nấu phở siêu ngon, siêu bổ dưỡng, siêu đơn giản mà chị em và người thân có thể tham khảo:
3.1 Phở giò heo
Xưa nay, giò heo là nguyên liệu thường được mọi người chọn mua và nấu thành các món ăn tẩm bổ cho phụ nữ mới sinh. Đối với mẹ ở cữ, để hạn chế tình trạng mất sữa thì bổ sung giò heo vào bữa ăn là việc nên làm. Vì thế món phở với nguyên liệu chính là giò heo là sự lựa chọn không tồi mà cách làm lại tương đối đơn giản. Ngay cả những cánh mày râu ít kinh nghiệm bếp núc vẫn có thể tự tay nấu để tẩm bổ cho vợ của mình đấy.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Sợi phở tươi
- Xương ống heo
- Chân giò
- Thịt thăn lợn
- Giá đỗ
- Hành tím khô, cà chua, gừng, hành tây, hành lá, rau sống các loại theo ý thích
- Các loại gia vị: mì chính, đường cát, muối tinh, tiêu xay,…
Quy trình chế biến
Bước 1: Nấu nước dùng
- Phần xương ống và giò heo mua về cần rửa sạch với muối tinh,
- Đem phần xương + chân giò vừa làm sạch trụng khoảng 5′, với bọt rồi thả vào thau nước lạnh.
- Chuẩn bị 1 chiếc nồi phở điện để hầm xương. Xếp toàn bộ xương và giò heo vào nồi, đổ nước lọc ngập khoảng 2/3 thể tích, đem ninh với lửa lớn.
- Trong lúc đợi nước dùng sôi thì chuyển qua phi hành khô và xào chín phần cà chua bổ cau. Khi cà chua mềm, tỏa mùi thơm, màu đẹp thì đổ toàn bộ vào trong nồi nước hầm xương.
- Phần hành tây và gừng đem đi nướng qua cho dậy mùi rồi thả vào nồi. Lúc này tiến hành nêm lại các loại gia vị để nước dùng sao cho vừa với khẩu vị sản phụ.
- Sau khi nồi hầm xương sôi thì giảm lửa, đun chừng 3 – 4 tiếng. Muốn ngon hơn thì có thể nấu từ 6 – 8h để nước dùng ngọt, phần giò heo mềm.
Bước 2: Chế biến thịt thăn heo
- Thịt thăn heo đem rửa sạch, dùng dây bó thành đòn như dạng giò chả hay bánh tét.
- Đem đi luộc chín trong nồi nước sôi hoặc có thể nấu luôn trong nồi hầm xương cũng được. Chị em và người nhà nhớ canh chừng khoảng 20 – 25 phút thì thịt chín đều cả bên trong và bên ngoài. Đối với người ăn là các sản phụ, lưu ý phải luộc thịt cho chín kỹ nhé!
- Thịt thăn heo chín thì bỏ ngay ra thau nước đá. Sau 10′ sẽ vớt ra ngoài và để cho ráo hết nước. Lúc dọn ra tô thì dùng dao thái những miếng ngang vừa ăn.
Bước 3: Sơ chế nguyên liệu khác
- Các loại rau ăn kèm nhặt kỹ, rửa sạch với nước muối
- Hành lá đem thái nhỏ hoặc chẻ cọng tùy theo sở thích.
- Giá đỗ cũng đem đi rửa sạch lúc ăn thì trụng qua nước sôi.
Bước 4: Hoàn thiện món ăn
- Chuẩn bị một chiếc tô, lần lượt xếp sợi bánh phở, giá đỗ chần, thịt thăn heo, chân giò heo vào bên trong.
- Múc nước dùng và xối thẳng lên mặt trên của tô phở.
Thành phẩm
Món phở đạt chuẩn thì màu sắc phải hài hòa, có mùi thơm nhẹ của xương heo, gừng và hành tây. Các nguyên liệu chín tới để đảm bảo an toàn cho mẹ ở cữ khi thưởng thức, phần chân giò mềm, không bị dai.
3.2 Phở gà
Món ăn đầy đủ dinh dưỡng, ít chất béo hỗ trợ giảm cân, cải thiện vóc dáng cũng như hạn chế lo âu, mỏi mệt. Tuy vậy phụ nữ mới sinh phải cách 1 – 2 ngày mới nên ăn. Trong khi đó với những vết mổ sâu phải đợi chừng 2 tháng cho an toàn.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Sợi phở tươi
- Gà nguyên con
- Hồi, quế
- Hành tím, hành lá, gừng, hành tây, lá chanh và rau sống.
- Các loại gia vị
Quy trình chế biến
Bước 1: Nấu nước dùng
- Đem hành tây, gừng, hồi, quế đi nướng sơ qua để dậy mùi thơm.
- Cho gà nguyên con làm sạch vào nồi, hầm chung với phần nguyên liệu vừa mới nướng sơ ở bên trên. Người nhà và chị em chú ý luộc gà với lửa vừa để thịt gà chín đều, tiết ra chất ngọt.
- Khi gà đã chín kỹ thì với ra ngoài, lọc phần xương để cho vào nồi ninh cùng.
Bước 2: Xé thịt gà
- Để món phở ngon và có lợi nhất cho sức khỏe thì bạn nhớ dùng phần ức gà.
- Tiến hành xé thịt gà thành miếng vừa ăn, tránh xé quá vụn khiến mùi vị bị biến đổi. Bạn cũng chú ý bỏ hết phần da bên ngoài để tránh gây kích ứng.
Bước 3: Dọn ra tô và thưởng thức
- Xếp phần sợi phở, thịt gà, đầu hành ngay ngắn vào trong tô.
- Múc phần nước dùng vào xăm xắp mặt tô, rắc lên phái trên chút tiêu xay và lá chanh thái chỉ.
- Dọn phở cùng rau sống và vài lát chanh là có thể thưởng thức vị ngon khó cưỡng của món ăn này.
4. Một số lưu ý khi ăn phở sau sinh
Chắc hẳn sau những chia sẻ bên trên hẳn mỗi người đã được câu trả lời xác đáng cho vấn đề sau sinh ăn phở được không? Tuy vậy để món phở thật sự tốt cho sức khỏe của sản phụ thì cũng cần chú ý 3 điểm sau đây:
4.1 Đảm bảo ăn chín uống sôi
Một điều cực kỳ quan trọng người nhà và phụ nữ sau khi sinh phải lưu ý là luôn đảm bảo ăn chín uống sôi trong mọi trường hợp. Cơ thể chị em mới sinh con bụng dạ yếu, vì thế những nguyên liệu làm phở luôn phải được nấu chín nhất là phần thịt. Nếu kỹ tính hơn thì phần rau sống ăn kèm cũng cần được chần qua nước sôi.
Chưa kể, mẹ bỉm sữa cũng tuyệt đối không ăn phở bán tràn lan ngoài các hàng quán không đảm bảo vệ sinh. Cách tốt nhất là nên mua nguyên liệu tươi ngon và chế biến tại gia để đảm bảo ATVSTP cũng như món phở luôn giữ nóng.
4.3 Tránh một số thành phần kích ứng
Đối với món phở gà tuyệt đối không ăn phần da vì đây chính là nguyên nhân gây ngứa và khiến vết mổ lâu lành. Phụ nữ mới sinh cũng không nên ăn các loại thịt quá dai vừa khó ăn lại tiêu hóa chậm.
Bên cạnh đó, mẹ bỉm sữa cũng nên hạn chế dùng ớt trái, tương ớt hay măng chua, tỏi ngâm trong các món phở. Không chỉ vậy các gia vị cay còn khiến cơ thể nóng lên, kích ứng da gây ra tình trạng nổi mụn toàn thân.
Qua bài viết này, vấn đề sau sinh ăn phở được không đã không còn khiến các mẹ bỉm sữa và người thân đắn đo nữa rồi phải không nào. Thưởng thức món phở đúng cách vừa ngon miệng lại nạp thêm nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể sau sinh nở. Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, chị em cũng cần tập thể dục, tránh kiêng khem khắt khe để nhanh hồi phục và có đủ sữa nuôi con nhé!