Skip to main content

Cách Làm Rượu Gạo Lứt: Ngon, Đúng cách, Hấp dẫn

anh tuyet anh tuyet
94 Lượt xem
0 Bình luận

Cách tự ủ Rượu gạo lứt tại nhà dễ như ăn kẹo. Không cần dụng cụ nhiều, chỉ trong vài tiếng là cho ra thành phẩm, dự trữ uống được rất lâu. Trong gạo lứt có nhiều chất dinh dưỡng, vừa uống rượu thả ga vừa bồi bổ.

Rượu gạo lứt đặc sản

1. Gạo lứt – nguyên liệu nấu rượu chuẩn ngon, bổ dưỡng

Gạo lứt là bí kíp của chị em đang siết cân giảm mỡ, thành phần chứa hàng loạt các chất vi lượng có lợi cho tim mạch, huyết áp… Khi sơ chế, chỉ bỏ phần trấu, không chà xát lớp cám nên giữ được 100% dinh dưỡng thuần túy. Ăn uống các món từ loại gạo này thường xuyên sẽ giúp phòng trừ bệnh vặt, phòng dịch tả, bài tiết tốt hơn… 

Ngoài nấu cơm còn mang làm bánh, nấu nước giải nhiệt, chiết xuất mặt nạ… Trong đó, gạo lứt nấu rượu sẽ đậm vị, màu sẫm chứ không trắng trong như rượu gạo thường. Các “thần tửu” phải mê mệt ngay từ ngụm đầu tiên, không kém cạnh gì rượu quý được ủ lâu năm.

Tuy cùng tên gọi nhưng xét về đặc tính, khu vực trồng, cách sơ chế lại chia thành nhiều nhóm khác nhau. Sau đây là top 4 loại gạo lứt chiết xuất rượu bao ngon, bạn có thể xem xét trước bắt tay vào nấu nhé!

1.1 Loại gạo tẻ

Nguyên liệu làm gạo tẻ là lúa, thay vì xay xát kỹ càng qua 2 công đoạn cho trắng nõn nà thì chỉ chà bỏ đi vỏ trấu bên ngoài.

gạo lứt nấu rượu

Nhìn bằng mắt thường sẽ thấy lớp màng mỏng màu đỏ sẫm áo ngoài hạt gạo, sờ vào khá nhám tay. Đây chính là loại rẻ tiền, dễ tìm mua nhất. Thành phẩm sau khi nấu có mùi thơm dịu, dễ uống hơn hẳn.

1.2 Loại gạo nếp

Lứt nếp bao gồm nếp than, nếp hương, nếp gốc Thái Bình,… Tuy nhiên “đắt đỏ” nhất phải kể đến nếp cái hoa vàng đặc sản miền núi Bắc Bộ. Loại rượu chiết suất từ nếp này vị ngọt thanh, uống lâu rồi vị cay dìu dịu vẫn đọng lại nơi vòng họng. Người ta bảo rằng chỉ cần uống loại này 1 lần là khẩu vị được nâng cấp hẳn.

1.3 Loại lứt đỏ

Gạo lứt đỏ trồng khá phức tạp, độ “sạch” 100%, chỉ bón tạp chất tự nhiên, không xịt thuốc nên rất tốt cho cơ thể. Sau khi gặt, gạo đỏ sẽ được xát vỏ, đóng túi kín miệng, hút toàn bộ không khí để tăng thời gian lưu kho. Rượu nấu từ loại gạo này rất bổ, người ăn kiêng vẫn có thể uống thả ga mà không lo béo.

1.4 Loại lứt đen

Cuối cùng là lứt đen với công dụng tương tự ngũ cốc, thành phần chứa đến 90% chất xơ. Vi chất tốt có chức năng điều trị bệnh hiệu quả.

gạo lứt đen nấu rượu

Hạt gạo có hình dạng thon dài, màu nâu đen, người bệnh tim mạch. Khi bị ung thư có thể uống 1 xíu rượu mỗi ngày để giảm cơn đau.

✔✔✔ ĐỌC THÊM: Rượu gạo bao nhiêu độ

2. Cách nấu rượu gạo lứt thơm ngon, êm nồng, đơn giản tại nhà

Trên thực tế, cách ủ rượu từ loại gạo này siêu đơn giản. Dù chưa từng vào bếp cũng có thể trổ tài tự đun nấu tại nhà. Chỉ cần làm theo quy trình từ A – Z dưới đây là đã có ngay mẻ rượu gạo ngon nhức nhối, màu đỏ nâu đẹp mắt.

2.1 Chuẩn bị nguyên liệu

  • Gạo lứt nếp: 1 cân
  • Rượu trắng (40 độ): 1 lít
  • Men rượu: 2 bánh
  • Bình sành, chai lọ có nút đậy

nguyên liệu nấu rượu gạo lứt ngon

2.2 Các bước làm

Ngâm gạo và tẩy men:

  • Đặt gạo vào chậu lớn, thêm nước, để tầm 30′ cho mềm, dễ bung nở hơn. 
  • Bánh men lấy chày cối giã đến khi mịn thành bột, chọn 1 cái rây có lỗ nhỏ sàng đi sàng lại 2 – 3 lần để loại bỏ bã trấu.  Test thử bằng cách lấy tay miết bột, không thấy cặn là được.

Nấu cơm:

  • Cho phần gạo đã nở mềm vào xoong, thêm 2,5L nước, bật công tắc, ngồi chờ đến khi bật nút. Lưu ý là lứt nếp cứng gấp 2 lần loại thường, nấu lâu và cần nhiều nước mới mềm được, lơ là để nước ít là sẽ cháy đen.
  • Dọn 1 cái khay inox sạch, sâu lòng, đợi cơm chín thì dàn đều ra cho mau nguội. Chỗ vào dồn cục thì dùng vá tách cho tơi.

nấu cơm rượu gạo lứt

Trộn men:

  • Lấy 1/2 bột men đã rây mịn vào khay cơm. Dùng vá hoặc tay sạch đảo nhiều lượt cho hòa vào nhau.
  • Mang bình sành khô ráo ra, cho lần lượt phần cơm đã thấm men vào. Nhớ giém kỹ các góc để ủ không tạo bọt khí.
  • Rải đều 1/2 lượng bột còn lại vào bình, lấy 1 miếng vải thưa đậy hờ trên miệng. Sau đó đậy kín bằng nút gỗ. Chọn 1 góc thoáng mát trong nhà để ủ, tránh xa tầm tay trẻ nhỏ hoặc nơi có chó mèo phá phách.

Ủ rượu:

  • Chờ 2 – 4 ngày để dung dịch trong bình lên men toàn bộ. Nếu để được 8 – 10 ngày càng tốt, vị sẽ nồng cay, độ ngon x2 bình thường.
  • Test thử nếu thấy ủ men tốt thì đổ tiếp 1 lít rượu trắng ngon vào, đậy kín nút hũ và ủ tiếp 2 – 3 tuần nữa.

ủ cơm rượu gạo lứt

2.3 Thành phẩm

Sau 2 – 3 tuần chờ đợi là mẻ rượu thơm nhức mũi, thố cơm rượu đỏ sậm dẻo dính. Lấy muỗng múc miếng cơm, vò viên xong đem chấm với mè. Cắn 1 ngụm thật to để cảm nhận vị bùi dẻo, hương men lan tràn trong khoang miệng. Vừa ăn vừa nhâm nhi miếng rượu ủ vừa tới, thơm ngọt dịu nhẹ. Màu trong suốt, không sủi bọt khí, không bị chua là hoàn hảo.

rượu gạo lứt thành phẩm

➤➤➤ BẠN BIẾT GÌ VỀ: Nồi Nấu Rượu Bằng Điện 40kg

3. Khi nấu gạo lứt để uống/ để bán cần lưu ý điều gì?

Công thức tuy đơn giản nhưng không hiếm TH ủ không tới vị, uống vào bị chua phải đổ bỏ cả mẻ. Dưới đây là 1 số mẹo siêu hiệu quả để nấu ra siêu phẩm ngon miễn chê, uống ở nhà hay đi bán lại đều được, không lo ế ẩm.

3.1 Rửa sơ gạo lứt cho sạch đất cát

Hạt gạo nguyên chất sẽ tồn đọng khá nhiều bụi bẩn, cát đất do xay xát, ship hàng không được đóng túi kỹ. Tuy nhiên, cặn bẩn chỉ bám bên ngoài, ngâm và rửa qua loa 2 – 3 lần dưới vòi nước là sạch. Tuyệt đối không dùng tay miết mạnh từng hạt gạo vì lớp vỏ cám tróc ra làm mất lớp xơ bao quanh.

rửa sơ gạo lứt nếp nấu rượu

3.2 Rải men khi cơm gạo lứt khoảng 35 – 40 độ

Sau khi gạo chín thì trải mỏng ra, để nguội tự nhiên. Lấy tay chạm lên mặt thấy ấm ấm chừng 35 – 40 độ mới rắc bột men vào ủ. Tránh TH vừa chín còn nóng hổi sẽ làm chết men, cũng đừng để nguội ngắt men sẽ không tan được, ủ không ra vị.

3.3 Chú ý tỷ lệ men và cơm khi trộn

Canh chỉnh tỷ lệ men và gạo cho chuẩn, nếu nhiều quá cơm sau khi ủ sẽ bốc mùi nồng gắt mũi, không có độ ngọt mà rất đắng. Tốt nhất nên cho men từ từ, sau khi ủ cơm 2 – 3 ngày, xem xét tình trạng cơm ủ ra sao mới bổ sung bột men. Không tự tiện thêm bớt theo cảm nhận. Xác suất không ủ được tới vị như mong muốn rất cao, phải đổ bỏ cả mẻ rất phí.

3.4 Ủ cơm rượu ở nhiệt độ tầm 20 – 25 độ

Cuối cùng nên đặt bình ở không gian thoáng, không bị ngập ẩm, mức nhiệt bên ngoài “chuẩn” nhất tầm 20 – 25 độ. Bạn dựa vào thời tiết mưa hay nắng để gia giảm thời gian ủ. Nếu trời lạnh nên đặt bình gần bếp lò, quá nóng thì để ngoài bóng râm cho thoáng.

chú ý nhiệt độ ủ cơm gạo lứt nấu rượu

Rượu gạo lứt cay nồng, thơm phưng phức sẽ đọng mãi trong khoang miệng, tạo thành ấn tượng sâu đậm không phai. Thay vì dùng mớ rượu trắng độ cồn cao có hại cho sức khỏe thì bạn nên đổi thành loại rượu siêu healthy này.

Đăng ký tư vấn miễn phí
Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn
Tin nổi bật
Ý kiến của bạn
GỬI Bình luận
Nhập thông tin của bạn
GỬI Ý KIẾN THÀNH CÔNG
Inox quang huy đã nhận được ý kiến của bạn. Chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn !
Bài viết liên quan
Đăng ký tư vấn miễn phí
Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn
HỆ THỐNG PHÂN PHỐI
Showroom HÀ NỘI
Địa chỉ: 368 Trần Điền Mới, Định Công, Hoàng Mai
Tổng đài: 037 9377 888
Showroom Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 8 Hẻm 827 Hà Huy Giáp, Thạnh Xuân, Quận 12
Tổng đài: 037 9377 888
Showroom Quảng Ninh
Địa chỉ: Số 101 Cầu Sến- Phương Đông- Uông Bí
Tổng đài: 037 9377 888
Showroom Thái Bình
Địa chỉ: Đối diện ủy ban nhân dân xã Vũ Hoà - Kiến Xương - Thái Bình
Tổng đài: 037 9377 888
Showroom Đồng Nai
Địa chỉ: 1066 - QL 51 Tổ 3- Ấp Đồng- Phước Tân- Biên Hòa
Tổng đài: 037 9377 888
Chat Zalo
showromm Showroom
Gọi ngay
Tư vấn