Mở quán bún mọc không phải mặt hàng kinh doanh mới mẻ nhưng bán vẫn đắt khách. Tuy nhiên, những người mở sau phải tạo được nét khác, độc đáo hơn người đi trước. Vô hình trung tạo nên áp lực cực lớn cho những ai muốn khởi nghiệp bún mọc mà chưa có kinh nghiệm.
1. 10+ kinh nghiệm mở quán bún mọc đông khách, cạnh tranh cao
1.1 Hoạch định mô hình kinh doanh
Xác định quy mô lớn, nhỏ hay vừa luôn là điều đầu tiên cần nghĩ đến. Từ đó mới có thể lên plan và triển khai các công việc khác. Bất kể mở tiệm lớn hay nhỏ cũng phải làm plan đàng hoàng. Nếu thiếu phần định hướng này, việc “xây” quán rất dễ chệch khỏi quỹ đạo.
1.2 Chuẩn bị vốn cố định & dự trù
Không có vốn thì khó mà mở quán buôn bán được. Biết các hạng mục cần chi trả sau khi đã lập kế hoạch hoàn chỉnh. Tuy nhiên, không phải chuẩn bị đúng số tiền đó là được đâu nhé. Cần phải thêm khoản dự trù để xoay vòng vốn trong thời gian đầu tiên.
Hơn nữa, quá trình làm thường có nhiều vấn đề phát sinh, cần sẵn tiền để thanh toán mọi lúc. Ví dụ, đáng ra plan dự kiến chỉ cần 50 triệu, vậy phải nắm trong tay tối thiểu 70-80 triệu. Phí thuê nhân công, điện, nước,… đều là những khoản cần chắc chắn về sau.
1.3 Tìm mặt bằng bán quán
Mặt bằng đặt tại vị trí nào, có tiện ích gì tác động rất lớn tới việc bán quán sau này. Thông thường, những điểm có vỉa hè rộng hoặc chỗ để xe sẽ hút được nhiều khách hàng hơn. Mặc dù chỉ ghé ăn sáng 10-15” nhưng tiện để xe thì thực khách nào cũng thích.
Vị trí đặt quán nên tránh các khu vực thường xuyên tắc đường và hay bị lấn chiếm vỉa hè càng tốt. Đặc biệt, nên chọn nơi đất cao để tránh bị ngập mỗi khi mưa lớn. Mặt tiền mà ở vùng đất trũng thì kéo theo rất nhiều hậu quả sau này đấy nhé!
1.4 Học nấu bún mọc ngon, chuẩn vị
Chủ quán nếu định tự mình vận hành gian bếp, hãy chắc chắn đã nắm được công thức nấu bún. Nếu thêm chút sáng tạo để tạo ra đặc trưng chỉ quán bạn mới có thì càng tốt. Nhưng trước hết phải nấu chuẩn, đầu tư nguyên liệu tươi, chất lượng, tạo dấu ấn về vị giác.
Cách nấu bún mọc hiện đã được share rất nhiều trên các diễn đàn, trong sách,… Chỉ cần tập luyện vài lần chắc chắn sẽ cho nước dùng, topping ngon, chuẩn bài. Nếu kinh doanh lớn, thuê đầu bếp thì chắc chắn phải test tay nghề, nghiệp vụ khi tuyển dụng. Đầu bếp xứng đáng không chỉ nấu ngon mà còn làm tốt công tác vệ sinh, có tâm với nghề.
1.5 Thiết kế thi công bếp nấu công nghiệp
Mở quán trong thời điểm hiện tại thì dùng bếp gas hay than không còn phù hợp nữa. Nguồn nhiệt tỏa ra từ 2 loại bếp này quá lớn, khiến cửa tiệm cũng nóng theo. Không có thực khách nào muốn ngồi ăn trong không gian bức bối. Đã vậy còn tốn chi phí duy trì các thiết bị làm mát như quạt, tủ lạnh, điều hòa,…
Giải pháp khả thi nhất cho việc chế biến chính là dùng nồi nấu bún điện. Có thể mua lẻ chiếc nếu chưa cần dùng nhiều hoặc đầu tư nguyên combo 2-3 chiếc.
Hơn nữa, cơ chế hoạt động của thiết bị thúc đẩy quá trình hầm xương diễn ra nhanh chóng. Đã vậy, nồi còn nhỏ gọn, không hề chiếm dụng diện tích bán hàng, cũng chẳng gây khói bụi độc hại. Đầu tư SP này 1 nhưng mà lợi ích tới 10, giải quyết được rất nhiều vấn đề.
1.6 Trang trí không gian quán
Quán bún thì không cần quá cầu kỳ như tiệm trà, bánh hay cà phê dành cho việc check in. Tuy nhiên, định hướng được style đại diện sẽ dễ gây dấu ấn và brand hơn. Decor biển hiệu, tủ kính bán hàng, quầy thu ngân,… hoặc vài chi tiết trong quán cũng được. Phong cách hiện đại, trẻ trung hay mang hơi hướng truyền thống sẽ tùy vào ý thích.
1.7 Thuê nhân viên phục vụ quán
Nếu quy mô nhỏ, tự chế biến và bưng bê được thì hoàn toàn có thể làm 1 mình. Tuy nhiên, chỉ cần bán > 200 tô bún/ngày thì nên thuê nhân viên hỗ trợ. Khâu sơ chế, chế biến, setup trước, dọn dẹp sau,… đều cần người hỗ trợ. Đừng tự gánh 1 mình vì lâu dần sẽ dẫn đến kiệt sức, khó mà duy trì bền bỉ. Điều quan trọng khi thuê nhân sự: Kỹ năng phục vụ training được nhưng tính cách thì rất khó thay đổi.
1.8 Hoàn tất thủ tục kinh doanh
Ngoài giấy tờ rạch ròi khi ký kết thuê nhà, còn nhiều thủ tục khác cần thiết cho việc bán quán.
- Chủ tiệm cần thông báo với chính quyền địa phương, xin cấp phép.
- Đảm bảo công tác ATVSTP đã được kiểm duyệt, có chứng nhận đàng hoàng.
- Ngoài ra còn phải xử lý thuế với chứng từ đầy đủ về thu nhập/tháng, quý,…
- Mở quán 1 tầng thì công tác PCCC sẽ đơn giản hơn nhưng kinh doanh 2-3 tầng phải kiểm soát kỹ
1.9 Đa dạng menu phục vụ khách
Xác định mở tiệm bán bún mọc nhưng chỉ bán bún mọc thì quá là không sáng tạo. Thêm topping các loại để khách có nhiều option sẽ tạo điểm nhấn hơn đó. Bắt đầu từ việc thêm miến, mì,… sẽ là khởi đầu khá tốt. Kế đến là kết hợp các loại topping như sườn non, chả, viên, lòng, lưỡi,… Càng phong phú hóa món ăn kèm thì càng tiếp cận được nhiều đối tượng hơn.
1.10 Lên chiến lược PR marketing
Chủ quán có rất nhiều cách để PR cho cửa tiệm của bản thân. Nếu có nhiều ngân sách thì chi mạnh để phát triển fanpage, bán hàng online,… Hoặc làm hẳn website, chạy quảng cáo, thuê đội ngũ phát triển mảng social. Nếu vốn eo hẹp thì treo băng rôn, phát tờ rơi tại những khu vực xung quanh nơi bán hàng.
Thực tế, không cần phải quảng cáo ngay từ giai đoạn đầu nếu thuê được mặt tiền giáp đường. Còn mở quán trong ngõ thì nên có cách thức hợp lý nếu muốn nhiều người biết đến hơn. Marketing cũng giống như khi setup cửa tiệm vậy, cần có plan và thời gian tiến hành cụ thể.
➤ ➤ ➤ PHẢI XEM: Cách nấu bún bò giò heo
2. Mở quán bún mọc: Lường trước rủi ro – Kinh doanh lời to
Trong công tác vận hành hàng quán, chẳng ai muốn xảy ra bất cứ vấn đề hay sự cố gì. Đôi khi, cần thận đến mấy cũng khó mà tránh được những tình huống hi hữu, có phần đen đủi.
2.1 Thời tiết, khí hậu
Mùa mưa, lạnh khiến bún bán chậm hơn vì khách ngại đi ăn, khi đó sẽ ưu tiên những nơi có ship. Nên đa dạng hóa hình thức bán hàng để người ăn có nhiều cách mua hơn. Liên kết với các bên ứng dụng giao đồ ăn để phục vụ cho mục đích này. Hơn nữa, nên thiết kế không gian tiệm thoáng khí, có mái hiên che nắng, mưa,… Khu vực để xe cũng nên có mái che, KH chắc chắn sẽ đánh giá cao sự cẩn thận này.
2.2 Cháy nổ, hỏa hoạn
Như bài viết đã đề cập, quán ăn phải đáp ứng được yêu cầu PCCC thì mới được cấp phép bán hàng. Cháy nổ trong gian bếp rất dễ xảy ra, có thể do điện, do lửa,.. Ngay khi xảy ra chạy, hãy ngắt điện ngay lập tức, sau đó sơ tán người. Gọi ngay xe cứu hỏa nếu đám cháy bùng và lan ra quá nhanh. Chú ý: Chỉ cần ấn số, không cần mã vùng.
2.3 Mâu thuẫn, tranh cãi
Mâu thuẫn có thể xảy ra từ nhiều bên nhưng ảnh hưởng kinh doanh nhất vẫn là mâu thuẫn với thực khách. Chủ quán nên giữ phong thái điềm đạm mọi lúc, dù đang đông khách. Nếu KH phàn nàn, có chê thậm tệ cũng không nên phản ứng và đôi co lại ngay. Dùng sự bình tĩnh ắt sẽ đạt được ý định mà không lo mất khách, mích lòng.
Nên hướng dẫn NV về thái độ phục vụ mỗi khi bưng bê, chào đón khách. Nếu NV tranh cãi thì nhanh chóng đưa về khu staff. Mâu thuẫn giữa quán với hàng xóm đôi bên (đối thủ cạnh tranh) đã xảy ra thì rất gay gắt. Nếu vượt ngoài tầm kiểm soát, nên nhờ sự trợ giúp của những bên có thẩm quyền.
Mở quán bún mọc với người kinh nghiệm còn đầy rẫy khó khăn, người mới cũng đừng vội nản chí. Những chia sẻ trên đây chỉ đóng góp 1 phần giúp đường đi trở nên thuận lợi hơn. Phần lớn sẽ dựa vào cách tiến hành và sự kiên trì của mỗi hộ kinh doanh.
Nguồn: https://inoxquanghuy.vn