Mở quán ăn sáng là mô hình được nhiều startup lựa chọn khi “tập tành” buôn bán. Dự kiến sẽ hồi vốn nhanh chỉ sau vài tháng. Tuy nhiên, các quán tiệm dạng này mọc lên như nấm.
Bạn phải bỏ túi nhiều kinh nghiệm để tăng sức cạnh tranh, lôi kéo thực khách.
1. Mở quán ăn sáng cần bao nhiêu vốn? Giải đáp nhanh
Nguồn vốn là yếu tố “chủ chốt” được các chủ tiệm quan tâm khi mở quán. Việc liệt kê rõ các hạng mục cần chi sẽ giúp bạn chuẩn bị ngân sách tương ứng.
Chú ý số vốn này không cố định, dựa theo quy mô tiệm, lượng khách tiếp hàng ngày, khu vực bán sẽ có chênh lớn. Theo khảo sát, số vốn cần cho 1 quán ăn tầm 20m2 tầm 80 – 100 triệu VNĐ.
1.1 Thuê địa điểm
Đầu tiên là mặt bằng, ở các khu vực đông dân thì giá thuê khá đắt đỏ, phải bỏ ra tầm 40 – 60% nguồn vốn. Đặt cọc ít nhất 1 tháng, nếu mặt bằng giá 10 triệu VNĐ/ tháng thì phải trả 60 triệu VNĐ.
Việc chọn địa điểm thuê nên ưu tiên nơi gần chợ, trường học, KCN để có lượng khách ổn định.
1.2 Mua nguyên vật liệu
Công cụ cần trang bị cho việc mở quán bao gồm: bát chén, nồi chảo, tủ hấp, bếp gas… và các loại vá, muỗng, đũa linh tinh khác, số lượng tùy thuộc vào quy mô.
Hạng mục này chiếm tầm 10% vốn ban đầu, khi mua các dụng cụ, thiết bị SLL sẽ được ưu tiên giá sỉ tại các đại lý.
Hầu hết các công cụ đều tiếp xúc với công đoạn đun nấu hoặc thưởng thức của khách. Vậy nên, cần chọn loại chất lượng số 1, không mua hàng trôi nổi.
1.3 Trang trí quán
Việc decor quán thường bao gồm việc vẽ tường, lắp đèn chiếu sáng, sơn bàn ghế nên không quá đắt đỏ, chiếm từ 5 – 10% vốn.
Nếu không có ý tưởng, thì thuê đội ngũ thi công riêng, miêu tả tỉ mỉ yêu cầu sẽ được tiến hành như mong muốn.
1.4 Thuê nhân viên
Hạng mục thuê nhân viên đun nấu, phục vụ, dọn rửa ở tiệm không chiếm nhiều ngân sách ban đầu, việc đào tạo chỉ tốn >5%.
Hàng tháng sẽ phát sinh thêm phí khá lớn, ít nhất từ 2 – 3 triệu VNĐ cho nhân viên part-time, 6 – 9 triệu cho full-time.
1.5 Vốn dự trù
Ngoài các khoản bên trên, bạn phải chuẩn bị thêm từ 10 – 20% để dự trù các khoản phát sinh như: giá mặt bằng, công cụ quá cao…
Khoản này còn để xử lý các rủi ro khi buôn bán, trả điện nước hàng tháng, nhập nguyên liệu
➤ ➤ ➤ NÊN ĐỌC: Mở quán ốc vỉa hè cần những gì
2. 9 Kinh nghiệm mở quán ăn sáng đơn giản, kiếm bộn lời
Nhu cầu ăn sáng ở ngoài của dân Việt Nam chưa bao giờ giảm sút. Từ đó, mang đến cơ hội kiếm bộn bạc cho các tiệm ăn.
2.1 Nghiên cứu mặt bằng chung
Nếu xung quanh có nhiều tiệm ăn, gần trường học, văn phòng, chợ… thì định hướng là buôn bán bình dân, lấy giá “hạt dẻ” để cạnh tranh.
Khi chọn mặt bằng khai trương tiệm ăn sáng, điều quan trọng nhất là phải gần với khu vực đông dân cư, thông thuận xe cộ qua lại.
Khu vực mở quán đông đúc nhưng ít tiệm ăn để giảm sự cạnh tranh, nhanh hồi vốn hơn. Đặc biệt, địa bàn buôn bán không nên có giá thuê quá đắt đỏ.
Dù đông khách cũng không đủ chi trả khoản phí hàng tháng khổng lồ.
2.2 Xác lập đối tượng khách hàng
Khi mở tiệm phải xác định rõ mình sẽ bán cho ai, nếu học sinh, sinh viên thì menu sẽ có sự khác biệt với dân văn phòng.
Chẳng hạn giới trẻ thường thích các món nui xào, cơm chiên, mì trộn trong khi dân lao động sẽ thích cơm, phở ăn chắc bụng.
Việc xác định tệp khách dựa vào vị trí tiệm, xung quanh có trường học, công trường, xí nghiệp hay văn phòng gì hay không.
Đồng thời, tệp khách này còn giúp chủ tiệm xác định gần như chính xác số lượng bán ra hàng ngày.
2.3 Chuẩn bị đủ vốn cố định & lưu động
Khi lên kế hoạch, chủ tiệm phải soạn sẵn số vốn cố định cho mặt bằng, công cụ. Trong đó, vốn lưu động chiếm khoảng 20% để trả điện nước, nhập nguyên liệu.
Việc tiến hành chi tiêu cũng cân đối dựa trên kinh phí tính toán sẵn, không được hao hụt quá nhiều.
2.4 Lên menu quán
Để giữ chân khách lâu dài thì chất lượng đồ ăn là yếu tố quan trọng nhất, menu gồm bao nhiêu món, mức giá ra sao phải được công khai minh bạch.
Trước khi lên thực đơn cần chế biến, ăn thử nhiều lượt xem có ngon không, có phù hợp với tệp khách hàng không.
Đặc biệt, tiệm có menu càng nhiều món càng đắt hàng. Có thể tới ăn liên tục 7 ngày trong tuần mà không lo bị ngán. Chẳng hạn tiệm bán chủ lực là phở thì nên bonus thêm miến, bún bò, bánh canh…
2.5 Đầu tư trang thiết bị hỗ trợ
Nếu mở tiệm có mặt bằng cố định, phải đầu tư bếp nấu chuyên nghiệp để thuận tiện hơn khi chế biến. Trong khi đó, nếu thiếu ngân sách thì chỉ cần mua xe đẩy bán đồ ăn sáng là có thể tự do bán ở đâu cũng được.
Đương nhiên, chi phí trang bị công cụ bếp chuyên nghiệp sẽ đắt đỏ hơn nhưng sẽ tạo niềm tin ở khách hàng. Ngược lại, xe đẩy rẻ hơn nhiều nhưng khá bấp bênh, phụ thuộc thời tiết. Nhưng hút khách bình dân hơn vì giá siêu rẻ.
2.6 Chọn lựa nhân viên phục vụ
Nếu quán chỉ chuyên bán buổi sáng thì nên chọn nhân viên part – time tầm 4 – 6h, trả công theo buổi hoặc theo giờ để tiết kiệm.
Ngược lại nếu bán thêm trưa, chiều thì nên thuê 1 – 2 người cố định để phụ việc sơ chế, dọn dẹp sau khi bán xong.
Ưu tiên chọn người nhanh nhẹn, thật thà, sạch sẽ. Thuê part-time nên ưu tiên sinh viên vì học hỏi nhanh, dễ đào tạo hơn người lớn tuổi.
2.7 Lên chiến lược PR Marketing
Để tăng sức cạnh tranh, lôi kéo khách trong những ngày đầu khai trương thì tiệm phải có plan PR hiệu quả. Cách thường gặp nhất là treo banner khuyến mãi 20%, 30%, mua 5 tặng 1 hoặc freeship từ 5 phần.
Ngoài ra, bạn có thể ghim định vị trên bản đồ, chạy ads trên Facebook, book review Tiktok để tăng nhận diện quán.
2.8 Kết hợp đa dạng loại hình bán hàng
Cuối cùng là kết hợp bán online qua các app nhưng Grab, ShoppeFood… để phục vụ đối tượng khách “lười”. Thậm chí ở nhiều tiệm, lợi nhuận từ việc bán trực tuyến chiếm tới 70%, trước cửa luôn có shipper đợi đồ ăn.
Lưu ý khi bán online cần điều chỉnh lại giá để chi trả phí cho nền tảng và các khoản phát sinh khác nhé.
➥➥➥ NÊN ĐỌC: Kinh doanh gì vốn ít lợi nhuận cao
3. Nhận biết rủi ro và cách phòng tránh khi kinh doanh quán ăn sáng
Mặc dù có vẻ dễ dàng nhưng việc mở quán ăn sáng vẫn tồn đọng nhiều hạn chế. Nếu không phòng ngừa quán có thể dẹp sớm, thua lỗ nặng.
Rủi ro khách quan
Thời tiết mưa nắng thất thường là đặc trưng ở VN, khiến việc buôn bán có thể bị đình trệ. Vào ngày mưa dầm, ngập úng, hầu hết khách đều ngại tới tận tiệm mà thường chọn bừa món nào để ăn tạm hoặc đặt online.
Để giảm bớt đồ ăn dư thừa khi trời mưa, chủ tiệm nên cập nhật tình hình thời tiết liên tục để lên thực đơn.
Rủi ro chủ quan
Kinh doanh quán ăn thì các rủi ro như: cháy nổ, ngộ độc, xung đột giữa các tiệm gần nhau là không thể tránh khỏi. Biện pháp phòng ngừa duy nhất là cải thiện hệ thống PCCC, đảm bảo nguồn nguyên liệu tuyển số 1.
Khi xảy ra sự cố phải chú trọng trấn an khách hàng, dần dần lấy lại lòng tin để phát triển quán.
Với các kinh nghiệm mở quán ăn sáng được Quang Huy chia sẻ từ A – Z trên đây, mong rằng bạn đã có “hành trang” vững chắc khi mở tiệm. Khi làm sẽ có khá nhiều rủi ro phát sinh, cần bình tĩnh tìm lý do và giải pháp.