Nếu là dân “ghiền” bánh mì nhất định phải học cách làm đồ chua bánh mì đỉnh chóp được chia sẻ dưới đây. Mùi vị bánh mì kẹp chả lụa, pate, trứng, xúc xích… được “bứt phá” lên tầm cao mới khi ăn kèm với đồ chua. Sau khi học được cách tự làm, bạn có thể muối 1 mẻ thật to rồi để tủ lạnh ăn dần.
1. Đồ chua ăn kèm với bánh mì tạo nên mỹ vị cuộc sống
Đồ chua ăn kèm còn gọi lại nộm là topping nhất định phải xuất hiện trong món bánh mì truyền thống. Tuy không quá cầu kỳ nhưng đồ chua thường được ví như “mỹ vị” có 1 0 2. Hương vị của đồ chua giúp trung hòa bớt thịt chả, sốt béo của bánh. Khiến món ăn khô khan trở nên dễ nuốt hơn hẳn.
Nộm bao gồm dưa chuột, cà rốt, đu đủ, cải trắng… được bào thành sợi dài tầm 5 – 6cm. Hoặc lát miếng, để 2 – 4 tiếng cho ngấm giấm, đường. Thông thường, đồ chua sẽ làm theo mẻ tầm vài kg. Để trong ngăn mát được từ 5 – 7 ngày mà không bị lên men hay có mùi hôi.
✔️✔️✔️ KHÁM PHÁ: Cách làm bánh mì bơ tỏi
2. Cách làm đồ chua bánh mì ngon giòn, chuẩn vị nhất
Nguyên liệu “chủ lực” của đồ chua là rau củ, dựa theo mùa, sở thích có thể chọn lựa loại giá mềm, tươi ngọt nhất mang đi trộn. Ngoài tự làm nộm chua ở nhà, bạn có thể trổ tài để startup “hốt bạc” xe đẩy bán bánh mì. Đảm bảo thu lợi nhuận chỉ trong 1 – 2 tháng.
2.1 Nguyên liệu
- Củ cải: 1 kg
- Cà rốt: 2 – 3 trái
- Đu đủ: 1 quả
- Giấm trắng: 1 lít
- Đường: 250gr
- Muối: 50gr
- Chanh: 2 trái
- Ớt tươi: 4 quả
- Tỏi: 2 củ
- Nước mắm, mì chính…
2.2 Các bước chế biến
– Bước 1: Sơ chế:
- Đu đủ đem gọt, lấy mũi dao khứa theo vòng cung, nhúng trong nước muối 30′.
- Chẻ đôi trái đu đủ, gọt sạch vỏ, lấy hạt, đem mấy loại củ quả còn lại xả 2 – 3 lượt dưới vòi nước, gọt vỏ.
- Bào các loại củ thành sợi dài mỏng, ngâm muối tầm 15′ rồi đem rửa lại vài lượt. Bóp mạnh để hết nước đọng bên trong.
- Tỏi lột sạch vỏ, đập cho hơi nát, ớt lặt bỏ cuống xắt thành miếng xéo xéo.
– Bước 2: Trộn nộm:
- Lấy hết phần rau củ đã để ráo cho vào thố lớn. Thêm chanh, đường, muối, tỏi ớt đã sơ chế ở B1 vào.
- Đeo bao tay, xốc đều thố bằng cả 2 tay, đến khi phần rau củ bào sợi ngấm gia vị.
- Đổ hết phần rau củ trộn vào hũ đựng. Trút 1 lít giấm trắng vào cho xăm xắp mặt, đậy nút lại.
2.3 Thành phẩm
Đồ chua ngâm giấm để ở ngoài hay tủ mát đều được, đợi tầm 3 – 5h là ngấm vị. Có thể ăn kèm với đủ thứ món trên đời. Chỉ cần xẻ đôi ổ bánh, nhét vào ít chả hay thịt nguội. Gắp thêm vài lát đồ chua rồi chan sốt là ngon tuyệt cú mèo.
Món nộm này thành công khi rau củ giòn rụm, vị vừa miệng, có màu trắng trắng đỏ, để 3 – 4 ngày không bị đắng.
3. Mẹo muối đồ chua bánh mì vị hài hòa, không sợ đắng, để được lâu
3.1 Chọn đồ muối chua ngọt tươi ngon
Mặc dù, đồ muối chua nhưng rau củ đem đi trộn nộm phải là loại tươi ngon số 1, không bị héo hay có sâu thối. Tốt nhất nên tới chợ, siêu thị vào buổi sáng để mua được rau củ mới nhập, tươi ngon với giá “mềm” nhất.
Đặc biệt, nếu mở tiệm bán hàng thì nên đặt mối bỏ sỉ rau củ để được giao tận nơi, mức giá rẻ hơn hẳn khi mua lẻ.
3.2 Không hòa tan mà nấu hỗn hợp giấm đường
Thay vì trộn tay để đường tan với các gia vị khác, bạn nên nấu giấm và đường với lửa nhỏ để đậm vị hơn. Khi trụng nhúng rau củ bào sợi vào hỗn hợp này sẽ nhanh thấm hơn. Ngấm vị đều hơn chứ không có tình trạng chỗ chua chỗ ngọt do trộn không đều.
3.3 Bảo quản trong hũ thủy tinh ở nhiệt độ lạnh
Nếu để trong hũ nhựa và để bên ngoài, nộm nhanh bị chua, đắng cho tác động của nhiệt độ cao. Gợi ý để cất trữ được lâu hơn là đựng trong bình thủy tinh kín, cất vào ngăn mát. Nộm chua có thể ngon từ 7 – 10 ngày.
Với những thông tin về cách làm đồ chua bánh mì được chia sẻ trên đây, bạn có thể tự tin xuống bếp để chiêu đãi mọi người. Mặc dù, tên gọi là nộm chua bánh mì nhưng có thể ăn kèm bún thịt, cơm đều đỉnh chóp, ăn hoài không bị ngán.