Cách làm nước sốt bánh mì muối ớt thực tế có thể nấu tại nhà chỉ với vài bước. Nhưng không hiểu sao ăn ngoài quán lúc nào cũng hài hòa hơn tự làm ở nhà. Có cảm giác này vì chưa cân bằng được tỷ lệ các loại gia giảm khi nêm nếm. Sốt tuy có màu đỏ, vị cay đơn giản vậy thôi nhưng khá nhiều vị mạnh đấy nhé. Thử lại với công thức dưới đây nếu đã trổ tài nhiều lần mà vẫn chưa thành công.
1. Nước sốt bánh mì muối ớt gia tăng độ cuốn hút của món
Bánh mì muối ớt hot trend từng làm điên đảo giới trẻ, ai cũng đua nhau săn lùng điểm bán ngon. Cùng lúc đó hàng quán cũng mọc lên liên tục, đọ nhau từng miếng topping đẫy đà, ngậy béo. Xe bán bánh mì cũng auto thêm món này vào thực đơn vì cách làm khá nhanh – gọn – lãi. Ấn tượng sâu sắc nhất để lại cho các thực khách vẫn là phần sốt quết bánh mì đặc trưng.
- Màu nâu cánh gián bắt mắt: Sốt được nấu sệt lại rồi mới phết lên bánh, sau khi nướng tạo màu vàng nâu hấp dẫn. Nhìn miếng bánh bóng lên lại còn thơm mùi bơ hành, chao ôi bắt mắt. Để nướng được màu như vậy, người bán cần lật 2 mặt đều đặn luôn tay. Bánh được ép mỏng nhưng vẫn cho cảm giác giòn ngoài – mềm trong cực mê ly.
- Hương thơm nồng nàn, “quyến rũ”: Sốt nấu với hành phi, bơ, thêm sa tế nên còn xen lẫn chút mùi sả. Lại còn có cái vị bùi ngậy của tôm xay nên càng khiến phần sốt trở lên chất lượng hơn. Khi các loại topping dần trở nên đại trà thì phần sốt nướng mới là thứ ăn điểm. Thực khách cũng dựa vào hương vị này mà quyết định quay lại ủng hộ quán lần tới hay không.
- Vị cay the the đặc trưng: Nướng muối ớt nên sẽ có vị mằn mặn, pha chút cay tê nhưng không phải tê tái. Ớt kết hợp vừa đủ để tạo màu, thêm sa tế tôm bắt mắt nên vị rất đặc trưng. Nghe tên gọi loại sốt thôi cũng đủ thấy 2 thành phần không thể thiếu: Muối & ớt. 2 gia vị mạnh này sẽ được cân bằng lại với chút đường được thêm thắt khi nấu sốt.
2. Cách làm nước sốt bánh mì muối ớt ngon như ngoài hàng
Hàng quán họ không chia sẻ công thức nấu sốt của mình, đó là bí mật không thể tiết lộ. Tuy nhiên các chuyên gia thẩm vị vẫn có thể “nhìn” ra được trong đó có những gia vị nào. Bật mí tới bạn công thức “an toàn” dưới đây, ai cũng làm được dù vụng về đến mấy.
2.1 Nguyên liệu
- Bánh mì
- Nấu sốt: Hành lá, Bơ thực vật, Đường, ớt bột, muối tôm, sa tế tôm cay, dầu ăn
- Topping: Xúc xích xông khói, chà bông/ruốc, hành khô, trứng cút,…
- Tương ớt, mayonnaise, tương cà
2.2 Các bước thực hiện
B1: Nấu sốt quét bánh mì
- Hành lá chia làm 2 phần: Đầu hành băm nhỏ để xào thơm cùng bơ thực vật. Lá hành cắt nhỏ và xào thơm với dầu ăn, thêm chút hạt nêm
- Với hỗn hợp bơ hành, cho thêm đường, ớt bột, muối tôm, sate cay. Xào 2-3” cho đường, muối tan ra, sốt có màu đỏ cam, thơm mùi bơ, hành.
B2: Ướp bánh mì
- Cần cán dẹt chiếc bánh mì ra trước, dùng chày cán bột hay công cụ nào để ép mỏng là được.
- Lấy chổi nấu ăn quét sốt khắp chiếc bánh, quét đều tay, tránh chỗ mặn, chỗ nhạt.
B3: Nướng bánh
- Đặt bánh lên bếp than sẽ cho mùi vị thơm hơn, nhưng dùng NCKD, bếp nướng hay lò nướng đều được.
- Nếu lò có sẵn hai thanh lửa trên và dưới thì nướng bánh 5-7” là xong, không cần lật mặt.
- Với các thiết bị khác không có 2 thanh nhiệt thì phải lật mặt, nướng mỗi mặt 5” cho ngấm đều gia vị.
B4: Hoàn thiện món ăn
- Cắt bánh thành các miếng vừa ăn hoặc để nguyên chiếc tùy ý. Quét 1 lớp mỡ hành rồi thêm lát xúc xích, ruốc gà/heo/nấm theo sở thích.
- Thêm hành khô lên trên cùng, xịt tương cà/ớt/mayonaise để decor và tăng mùi vị cho món bánh nhé.
- Muốn cân bằng hương vị hơn thì cắt lát dưa chuột, thêm chút ngò rí để ăn kèm.
2.3 Thành phẩm
- Sốt nướng bánh mì cho vị cay nhẹ, thơm bơ làm bánh giòn, mướt và hơi bóng.
- Vị cay ngọt hài hòa, kết hợp thêm các topping cũng dễ hơn, không bị hạn chế sáng tạo.
- Sốt mỡ hành cùng các nguyên liệu khác chỉ cho lượng vừa phải. Không nên quá nhiều hay nổi trội làm át đi vị chủ đạo.
➥➥➥ XEM THÊM: Cách làm nước sốt bánh mì chảo
3. Mẹo làm nước sốt bánh mì muối ớt chuẩn vị, thơm ngon nhất
Thành phần cực kỳ quan trọng trong công thức này chính là Sa tế Tôm cay. Nếu mua sẵn được loại ngon, chuẩn chất lượng thì sẽ tiết kiệm hơn nhiều. Còn không mua được thì tự chế biến tại nhà cũng rất dễ thôi, có khi còn cho vị ngon hơn đấy.
3.1 Chọn tôm tươi ngon để chế sốt
Sa tế cần được làm từ tôm khô, nhưng phải là hàng tôm loại I, kích cỡ các con đều nhau. Đừng vội cho rằng đã là tôm khô thì không có loại tươi nhé. Những con ngon, đạt chất lượng sẽ có phần thân lớn, không bị lẫn màu hay cặn đen. Màu cam, trắng trải đều trên thân, không bị mối mọt hay ẩm, có mùi mốc.
3.2 Điều chỉnh lượng nhiệt nấu tôm xay
Sau khi xào thơm sả, toi băm với dầu ăn thì cho tôm khô xay nhuyễn vào xào chung. Tạo màu bằng dầu điều rồi cho ớt xay, đường, muối/nước mắm nêm nếm theo khẩu vị. Cho lửa nhỏ thôi nhé vì hỗn hợp rất nhanh cháy, chỉ 2-3” đã thu được sốt sa tế cay thơm đượm.
Sau khi xong mẻ sate như vậy có thể tiến hành nấu sốt mà không cần muối tôm (như công thức trên). Nhớ là chỉ đun tới khi sệt sốt là được nhé, không nên để loãng hay quá đặc.
3.3 Hạn chế lượng nước cho vào khi làm sốt
Màu sắc và gia vị đều sẽ bị biến đổi nếu cho thêm nước. Hơn nữa, nước sẽ khiến bánh mì mất đi độ giòn, dễ bị cứng khô sau khi nướng. Do đó, trong bước thêm các loại gia giảm, hãy cho từng chút một. Nếu nhạt còn có thể sửa đổi được, mặn thì rất khó mà chữa => món bị fail!
Cách làm nước sốt bánh mì muối ớt thực tế có rất nhiều kiểu, vì chủ quán còn tự biến tấu nữa. Công thức trên đây không phải duy nhất nhưng sẽ giúp bạn cảm nhận phần nào hương vị cần có. Nếu dự định kinh doanh bánh mì thì xe bán rong là công cụ #1 đáng cân nhắc cho gian hàng.