Với những ai là “tay mơ”, gói bánh chưng bằng khuôn chính là giải pháp “cứu cánh” để họ tiếp cận và lên phom bánh 1 cách dễ dàng. Còn khi đã quen tay, đây là cách thức giúp đẩy nhanh tốc độ đóng gói để đáp ứng nhu cầu về năng suất, tiến độ hoàn thiện thành phẩm.
1. Gói bánh chưng bằng khuôn gỗ với 2 lợi ích điển hình
Khi gói bánh chưng “tay bo”, kiểu gì bạn cũng cho ra thành phẩm. Nhưng sẽ lợi hơn rất nhiều nếu chúng ta có thêm khuôn gỗ hỗ trợ.
1.1 Dễ dàng thao tác
Nếu không dùng khuôn, kích thước các cạnh của bánh phải tự ước lượng. Đặc biệt là khi thao tác không có điểm tựa ngoài nên phải vừa căn chỉnh thế bánh, vừa thực hiện khâu đóng gói. Như vậy, khi cần hoàn thiện món với số lượng lớn thì sẽ bị cản trở về mặt tiến độ.
Trong 1 diễn biến khác, khi có khuôn hỗ trợ, kích thước cạnh bánh đã được “fix cứng”. Vậy nên, bạn chỉ cần cho lá dong vào gói, chẳng cần phải lăn tăn về điều gì. Thêm nữa, vì có điểm tựa lực bao quanh thân bánh nên thao tác hoàn thiện dễ dàng và nhanh gọn hơn rất nhiều. Cụ thể, thời gian gói chỉ chừng vài phút, bao gồm “tất tần tật” các khâu.
1.2 Thành phẩm đẹp mắt
Gói bánh chưng không dùng khuôn có thành phẩm mang đậm chất “hên xui”, tùy vào tay nghề của người hoàn thiện. Nếu làm không chuẩn thì bánh sẽ không có hình vuông mà sẽ méo mó, dị dạng. Đó là chưa kể đến việc làm không đều tay, chiếc thì to oành, chiếc lại bé tin hin. Trong khi đó, nếu sử dụng khuôn để làm bánh thì thành phẩm sẽ có tạo hình vuông thành sắc cạnh. Góc bẻ nét căng, đường viền thẳng thớm trông cực thích mắt. Ngoài ra, do được làm ra từ cùng 1 khuôn mẫu nên size bánh có tính tương đồng hoàn hảo với tính mỹ quan cao.
➥➥➥ XEM THÊM: Cách gói bánh chưng bằng lá chuối
2. 2 Cách gói bánh chưng bằng khuôn nhanh, đơn giản nhất
2.1 Gói bằng khuôn kép
Đây là loại khuôn cải tiến mới “trình làng” cách đây vài năm. Bao gồm 1 khuôn rỗng bao ngoài có size lọt lòng cỡ 14-15cm, 1 khuôn đặc bên trong có kích thước phủ bì cỡ 13cm. Và để lên phom bánh chưng bằng công cụ này, có thể thực hiện theo trình tự sau:
Chuẩn bị:
- Gạo nếp đã sơ chế và ướp riềng
- Đậu xanh bỏ vỏ, luộc và đánh nhuyễn
- Thịt ba chỉ thái miếng, ướp sẵn gia vị
- Lạt giang
- Khuôn kép
- Lá rong đã rửa sạch, lau khô
Cách thực hiện:
- Chọn những chiếc lá đều nhau, làm thành bộ bốn. Sau đó, lấy 1 chiếc gập 1 bên lá sao cho viền lá áp sát với gân chính. Đặt mặt xanh đậm hướng xuống dưới. Cuối cùng xoay lá sao cho chiều dài lá nằm theo hướng từ trong ra ngoài so với thân của người thao tác.
- Đặt thêm 1 lá lên trên với hướng tương đồng chiếc lá đầu tiên, nhưng không gập phần phiến lá
- Xếp 1 lá theo hướng vuông góc với 2 lá phía dưới. Chú ý lật mặt màu xanh đậm ngửa lên trên. Sau đó bonus lá thứ 4 có chiều vuông góc với lá lân cận. Nhưng cách lật mặt lá thì tương đồng
- Đặt khuôn trong vào chính giữa các phiến lá, gập phần dư thừa về phía trung tâm để bao bọc kín khuôn
- Cho phức hợp vừa tạo ra vào lòng khuôn lớn, mở nhẹ để lấy khuôn trong ra. Sau đó, thêm nguyên liệu theo trình tự: gạo – đậu – thịt – đậu – gạo rồi làm kín mặt trên, gỡ khuôn và gia cố bằng lạt là xong.
2.2 Gói bằng khuôn đơn
So với việc gói bằng khuôn kép, khuôn đơn ít chi tiết hơn nhưng quy trình hoàn thiện lại “khoai” hơn. Tuy nhiên, thành phẩm tạo ra lại bao đẹp mắt. Nếu có nhã hứng thì mời bạn “kinh qua” chỉ dẫn dưới đây:
Chuẩn bị:
- Gạo nếp điện biên
- Đậu xanh không vỏ
- Thịt nạc vai
- Khuôn đơn
- Lạt buộc
- Lá dong
Cách thực hiện:
- Đo size lòng khuôn, sau đó cắt lá dong theo thông số này (chiều dài lá dong gấp đôi chiều dài cạnh và được gập ở chính giữa). Với mỗi chiếc bánh, bạn cần 4 lá có tạo hình tương đồng nhau
- Đưa phần gập giữa lá vào 1 góc vuông trong khuôn. Áp sát sao cho phiến lá dưới bao trọn phần đáy, phiến lá trên nằm dọc theo 2 cạnh bên của góc.
- Tạo hình phiến lá áp đáy thành dạng hình tam giác bằng cách gấp gọn phần dư thừa theo chiều hướng góc. Thao tác giống với 3 lá nằm ở 3 góc còn lại
- Dùng bát xúc lưng bát gạo phủ đầy đáy khuôn đã được lót bởi lá dong. Sau đó “bonus” 1/2 bát đậu xanh, thêm thịt và phủ đậu xanh, gạo lên trên cùng.
- Ép phần lá phía trên theo chiều hướng tâm rồi gập gọn ở chính giữa. Sau đó bỏ khuôn, giữ phom bánh bằng lạt là hoàn thiện.
✔✔✔ SHARE TIPS: Luộc bánh chưng bằng nồi áp suất
3. Mẹo làm bánh chưng bằng khuôn đẹp, vuông vức cho người mới
- Thực hiện đúng trình tự
Tất cả đều mang tính kế thừa và đã được kiểm chứng thực tế. Vậy nên, khi mới bắt đầu bạn hãy làm theo đúng trình tự đã được khuyến cáo. Có như vậy thành phẩm tạo ra mới đảm bảo về yếu tố “kỹ thuật” cũng như tính thẩm mỹ.
- Xếp bánh khít nhau khi luộc
Việc định phom bánh đã được thực hiện chuẩn chỉnh qua thao tác đóng gói. Ngoài ra còn được “dặm” thêm lần nữa bởi lạt giang.
Thế nhưng dưới áp lực của nhiệt, lực sôi của nước, bánh vẫn có thể bị phá vỡ kết cấu, không giữ được tạo hình như ban đầu. Nếu muốn ngăn chặn vấn đề này thì khi luộc nên xếp bánh khít nhau, tránh để khoảng trống quá rộng. Sự quy củ này sẽ cố định trạng thái, hình thức bánh. Giúp thành phẩm tạo ra luôn có tính thẩm mỹ cực cao.
- Ép bánh sau khi luộc xong
Sau khi luộc, mặt áp đáy khi gói sẽ có giao diện rất đẹp mắt và phẳng lỳ. Ngược lại mặt đối diện là nơi xử lý đầu lá dư thừa nên hình thức thường có xu hướng phình to hơn. Vậy nên thành phẩm cần trải qua khâu ép bằng vật nặng để tạo sự cân đối cho 2 mặt bánh. Công đoạn này còn giúp các nguyên liệu nén chặt vào nhau, loại bỏ các lỗ khí dư thừa.
Gói bánh chưng bằng khuôn là gợi ý cực “ngon ăn” dành cho những ai đang còn lóng ngóng trong khâu định hình thành phẩm. Nếu bạn cũng không phải ngoại lệ thì hãy áp dụng 1 trong 2 cách mà Quang Huy vừa chia sẻ xem sao nhé!