Ăn hủ tiếu khô khó tránh khỏi cái “nghiện” về sau, thường phải lùng sục công thức nấu cho bằng được. Món này tuy xuất hiện nhiều ở miền trong nhưng phía Bắc vẫn còn khá hạn chế. Nếu đã được ăn thử ở những vùng như Mỹ Tho, Tiền Giang, An Giang,… thì chắc chắn khó mà tìm nơi bán đúng vị khi về Bắc.
1. Hủ tíu khô đem đến sự “khoái khẩu” cho team thèm món trộn
Hủ tiếu nước thường rất nhanh ngấy và chịu ảnh hưởng nhiều của nước lèo, nhưng món trộn khô lại có chút khác biệt. Thực khách đam mê hủ tiếu khô đếm không xuể, menu càng đa dạng thì họ càng thích thú. Sự hấp dẫn đó đến từ các nguyên liệu xanh mát, tươi ngon, đặc biệt là các sợi hủ tíu tươm sốt, đậm đà.
- Topping đa dạng: Hủ tiếu khô thường được kết hợp với nhiều món ăn kèm thú vị. Nơi thì chỉ có miếng sườn, xí quách, hoặc vài ba miếng thịt luộc thôi cũng đủ hấp dẫn. Chỗ thì lại nấu kèm mực, tôm, hàu,… sử dụng nhiều loại hải sản. 1 số khác thì cho nào là heo băm, gan, trứng cút, chả viên,… đề huề no đủ.
- Rau sống tươi mát: Sử dụng trong hầu hết các món hủ tíu khô là các phần rau xà lách tươi rói. Thêm chút giá đỗ ngọt dịu cùng vị cay tê từ húng quế, mùi tàu,…
- Sợi dai, mềm: Người nấu phải căn thời gian hợp lý, vớt ra sớm quá thì sợi bị cứng, chần lâu thì sợi lại nát. Căn ke thời gian vừa đủ, nhấc giỏ ra khỏi nồi chính là cả nghệ thuật.
➥➥➥ KHÁM PHÁ: Cách làm hủ tiếu xào thịt bò
2. 4 cách làm hủ tiếu khô ngon, thơm, đơn giản tại nhà
Ngoài những cách được giới thiệu bên dưới thì còn nhiều sự kết hợp khác nhưng chưa phổ biến bằng. Các công thức sau đều rất dễ thực hiện tại nhà, lại dễ cân đong các nguyên liệu tùy theo sở thích.
2.1 Hủ tíu khô thịt xá xíu
Sự kết hợp này vừa có chút ngọt của xá xíu lại vừa mặn mặn của sốt trộn. Thêm chút rau là thành món ăn giàu dưỡng chất, cân bằng đủ vị. Nếu muốn rút ngắn thời gian hơn thì chỉ cần mua thịt xíu đã chế biến sẵn. Còn tự làm tại nhà thì công thức cũng rất đơn giản thôi.
- Nguyên liệu: Hủ tiếu khô, thịt thăn heo/mông/nạc vai,… gia vị thịt xá xíu, tỏi, đường, mật ong, nước tương, xà lách, mùi ta,…
- Các bước chế biến:
- Ngâm thịt với nước gạo 10-15” để loại bỏ mùi hôi của thịt. Để ra rổ cho ráo nước hoặc lấy giấy thấm khô. Ướp với gia vị thịt xíu đúng định lượng ghi trên bao bì.
- Pha sốt: Nước tương, xì dầu, đường, màu dừa (nước màu), giấm, mật ong,… Tất cả mix đều theo tỷ lệ 3:1, trong đó nước tương 3 phần thì các gia vị còn lại chỉ bằng 1 phần.
- Muốn thịt thơm hơn thì băm nhuyễn tỏi để ướp cùng. Dùng NCKD nướng nên làm nóng nồi 10” với nhiệt độ max trước. Làm nóng lò trước giúp thịt chín đều màu và mềm hơn, không bị khô.
- Phi thơm hành khô: Dùng hành để ăn kèm hủ tíu sau khi trộn, dùng dầu hành để trộn các thành phần
- Cho 1 thìa dầu vào hỗn hợp sốt đã pha trước đó. Còn lại rưới lên hủ tiếu vừa trụng chín để mix cùng sốt, tạo màu đẹp mắt.
- Thịt xíu đã chín thì thái thành các miếng mỏng vừa ăn. Tiếp đến cắt nhỏ rau thơm và xếp gọn vào trong bát. Rưới thêm chút sốt trộn để món ăn thêm phần đậm đà hơn.
2.2 Hủ tiếu khô hải sản
Công thức pha sốt vẫn vậy nhưng làm đầy topping hơn với hải sản. Hơn nữa, thêm bát nước lèo ăn kèm sẽ khiến món ăn trở nên “dễ vào” hơn. Do đó, bạn có thể trụng hải sản để trộn khô cùng hủ tíu, hoặc nấu thành món canh ăn kèm theo cách dưới đây.
- Nguyên liệu: Hủ tíu, tôm tươi, mực ống, heo băm, trứng cút, rau thơm các loại, nước tương,…
- Các bước chế biến:
- Pha sốt trộn, làm hành phi, dầu hành tương tự như công thức đã giới thiệu bên trên.
- Hải sản thì ngâm với giấm + gừng hoặc hỗn hợp rượu gừng để khử mùi tanh khó chịu. Khi làm tôm cần rạch 1 đường nhỏ để rút chỉ lưng, đồng thời tạo hình đẹp mắt hơn.
- Với mực ống, có thể thái khoanh tròn hoặc xắt miếng và khía hình ca rô trên bề mặt mực.
- Đun 1 nồi nước sôi cùng heo băm, thêm hành tím + gừng vào nấu cùng, nêm gia vị vừa vặn. Chờ khi thịt chín mới cho tôm, mực vào nấu cùng. Trước khi tắt bếp thì đập trứng vào nước và đun tới khi lòng đỏ đạt độ chín vừa phải. Thêm hành, răm trước khi cho ra tô nhé.
- Trụng hủ tíu chín và cho ra bát khác, trộn đều cùng dầu ăn, sốt trộn, thêm hành khô lên trên. Thưởng thức ngay khi còn nóng, để lâu hải sản sẽ bị tanh đấy nhé.
2.3 Hủ tíu khô sườn non
Sườn non có phần cồi sụn mềm, ăn không bị ngấy mà còn rất thú vị. Nhưng phải biết cách nấu mới “phát huy” được cái ngon, mềm của phần sụn này. Triển khai theo công thức sau để có phần hủ tiếu với miếng topping hấp dẫn, chất lượng nhé.
- Nguyên liệu: Hủ tíu, sườn non, hành phi, heo băm, rau thơm, sốt,…
- Các bước chế biến:
- Ngâm sườn cùng sữa tươi ~ 15-20” cho mềm, đồng thời khử mùi hôi đặc trưng.
- Xào sườn với hành khô phi thơm, thêm chút nước mắm cho ngấm gia vị. Cho thêm nước và đun chín sườn. Sau khi sôi bùng thì bật nhỏ liu riu hầm tối thiểu 30”.
- Khi nào sườn gần đạt chuẩn mới tiến hành trụng và trộn hủ tíu khô với sốt. Xào heo băm cùng gia vị + hành lá rồi cho lên trên cùng hủ tíu. Tiếp đến mới rắc hành khô, đậu phộng.
- Nước lèo sườn sau khi hầm thì thêm chút rau thơm, cho ra tô ăn kèm. Có thể vớt vài miếng sườn cho vào tô mix cùng hủ tiếu hoặc để ăn riêng.
2.4 Hủ tiếu khô chay
Làm hủ tiếu chay cần đầu tư đôi chút về các thành phần nếu muốn topping đa dạng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng nguyên liệu chay quá đà dễ khiến món ăn nhanh bị ngán. Kết hợp vừa đủ theo hướng dẫn dưới đây thôi nhé!
- Nguyên liệu: Hủ tiếu khô, sốt trộn, sườn chay, chả chay, xà lách, ngò rí, húng láng,…
- Các bước chế biến:
- Sườn chay ngâm nước cho nở rồi luộc sơ, chiên vàng.
- Giò chay chỉ cần cắt thành miếng vừa ăn là được, không cần xử lý gì thêm.
- Rau thơm cắt nhỏ, thái rối tất cả các loại rau ăn kèm tùy theo sở thích.
- Trộn hủ tíu riêng, sau đó mới thêm các topping, rưới sốt sau cùng rồi mix lại trước khi ăn.
3. Mẹo trụng hủ tiếu nấu hủ tíu khô để không bị dính
Các tiệm thường dùng nồi trụng hủ tiếu khi muốn phục vụ nhanh nếu có lượt khách lớn. Dùng thiết bị còn giúp giảm thiểu thời gian trụng, nhiệt lúc nào cũng nóng hổi, giúp sợi chín nhanh và đều hơn. Ngay sau khi trụng, chủ quán thường nhanh tay thêm dầu ăn + sốt và mix thật đều.
1 số quán còn nhúng nước lạnh sau khi trụng nóng để sợi được dai lâu hơn. Nhưng quy trình như vậy sẽ hơi mất thời gian nên bước kể trên được giản lược. Dù dùng cách gì thì khi để lâu cũng sẽ bị dính sợi. Tốt nhất là thưởng thức ngay lúc nóng.
Hủ tiếu khô còn được biết đến với nhiều công thức chế biến đa văn hóa, hương vị khác. Nhưng những công thức trên cũng đủ “vốn” để mở quán rồi, cần làm sao cho ra vị, ngon miệng. Cùng với đó là đầu tư trang thiết bị, dụng cụ nhằm tối ưu quy trình chế biến chuyên nghiệp hơn.