Nếu chán cơm, muốn đổi gió cho cả nhà thì cách nấu hủ tiếu Mỹ Tho miền Tây sẽ là option hoàn hảo. Việc chuẩn bị topping, cách nấu không hề phức tạp nhưng có thể làm say lòng người.
1. Hủ tiếu Mỹ Tho – hương vị gốc khác biệt với hủ tíu Sài Gòn
Hủ tíu là món ruột của nhiều người dân miền Nam, được bày bán ở hàng nghìn tiệm. Thế nhưng “hiếm” nơi nào chuẩn vị như tại Mỹ Tho. Nhìn hình thức, topping thì vị món này giống y như đúc loại hay bán tại các quán Sài Gòn. Thế nhưng làm sao qua mắt dân sành ăn với các nét khác biệt sau:
1.1 Sợi hủ tiếu to và trong
Thông thường nấu hủ tiếu sẽ xài cọng bánh nhỏ, dai và có màu hơi ngà. Ngược lại bánh nấu hủ tíu Mỹ Tho có bề dày gấp 2, gấp 3 lần. Sợi bánh đặc trưng với màu trong vắt, trụng nhúng xong để nguội cũng không bị bở nát, dai dai siêu cuốn miệng. Để có sợi hủ tíu này, các nghệ nhân phải nhào trộn thủ công từ gạo nguyên chất, cán thật mỏng để tạo độ dai mềm, sần sật cuốn miệng.
1.2 Nước chấm tương chua ngọt, se cay
Vị ngon là 1, nhưng để có được mùi vị “câu hồn” thì phải kể tới nước chấm tương pha sa tế cay ngọt, the the cuốn lưỡi. Tương được ủ từ đậu nành, nghiền kỹ, sa tế cũng được xay từ ớt xiêm chín có mùi thơm phức, trên mặt rải thêm tí hành phi là đúng bài. Các loại tôm, mực, thịt nạc, gan heo đơn giản chỉ cần quyện trong chén tương là vị ngon sẽ nhân lên gấp bội.
1.3 Không ăn kèm salad, cần tây, trứng cút
Nếu ăn hủ tíu Sài Gòn, đính kèm đều có 1 đĩa rau gồm: xà lách, cần tây, giá đỗ, trụng kèm để tăng độ thanh ngọt của nước lèo.
Ngược lại, hủ tiếu Mỹ Tho đơn giản hơn nhiều, chỉ có giá đỗ chần chín sơ, tí hẹ xanh xanh để cho phần ăn thêm màu sắc. Đặc biệt, do hầm với tôm, cá khô nên súp khá đậm đà, hơi đục. Không ăn kèm trứng cút như loại được bán ở nhiều quán tiệm.
✔️✔️✔️ XEM NGAY: Cách làm hủ tiếu xào người Hoa
2. Cách nấu hủ tiếu Mỹ Tho thơm ngon, chuẩn vị, đơn giản tại nhà
Tương tự như các món nước khác, hủ tíu Mỹ Tho chỉ tốn sức ở công đoạn hầm nước lèo. Sẽ cần từ 4 – 5 tiếng, việc sơ chế, hầm nấu chưa tới 30′. Với từ A – Z các bước được tiết lộ dưới đây, bạn có thể thành công từ lần đầu nấu món này tại nhà:
2.1 Nguyên liệu
- Sợi hủ tiếu khô: 1 kg
- Xương ống heo: 2 kg
- Thịt nạc: 1/2 kg
- Tôm sú: 500 g
- Nạc xay: 200 g
- Củ cải: 2 kg
- Giá, hành phi
- Hành tím, củ tỏi
- Rau lá ăn kèm
- Gia vị thông dụng.
Lưu ý khi chọn nguyên liệu:
- Mua loại bánh sợi bản to tại làng nghề Tiền Giang là chuẩn nhất.
- Xương ống, thịt, gan, tôm phải mua tươi, có màu đỏ đẹp mắt, không bị thâm đen. Để mua được topping ngon nhất, nên tranh thủ đi chợ thật sớm hoặc tới tận siêu thị để đảm bảo ATVSTP.
2.2 Các bước làm
– B1: Hầm nước lèo
- Xương ống cạo sạch cặn bẩn, nhớt bám bên ngoài. Chần kỹ trong nước gừng sôi để đánh bay mùi tanh của thịt.
- Chặt xương thành khúc dài 5 – 6cm, nếu không có dao thì nhờ người bán chặt sẵn để cho vào nồi.
- Trút hết xương vào nồi hầm, thêm tôm, mực khô. Ninh liu riu liên tục 5h để có nồi nước lèo thanh ngọt, đậm đà.
- Khi thấy nước sắc trong lại thì hớt sạch bọt, nêm đường, muối, mì chính vừa ăn. Đậy nắp ủ thêm 30′ để dằn vị lại đậm đà hơn.
– B2: Sơ chế nguyên liệu:
- Thịt nạc trần qua nước sôi rồi xối dưới vòi nước lạnh cho hết bùn đất, luộc cùng muối, gừng đập dập. Vớt ra để nguội rồi đem xắt lát với gan, độ dày vừa vặn để ăn không bị nát.
- Nạc băm đem ướp với tiêu, tỏi, mì chính, nước mắm, xào săn trên lửa lớn tới khi thịt co rút lại.
- Tôm tươi đem hấp, bóc sạch vỏ, bỏ đầu, chừa 1 đốt vỏ ở phần đuôi để khi ăn dễ cầm hơn.
- Củ cải gọt hết vỏ, xắt thành khúc to 5 – 6cm. Đợi nồi nước lèo ở B1 sôi trào thì cho vào hầm chung với ống tủy.
– B3: Trụng bánh
- Sợi hủ tiếu đem rửa, cắt thành khúc dài để dễ trụng, dễ ăn hơn.
- Cuộn tròn phần bánh cho vào vợt có lỗ, trụng nhẹ tay trong nước sôi tầm 1 phút thì vớt ra.
2.3 Thành phẩm
Chia đều bánh đã trụng ra 4 – 5 cái bát lớn, xếp thịt nạc, tôm, gan heo, nạc băm dàn đều lên mặt cho đầy ú ụ. Thêm giá đỗ, hành hẹ, tí hành phi rồi chan đều nước lèo ngập bánh, topping là có thể ăn liền.
Để tăng hương vị, nhất định bạn phải pha 1 chén sốt tương đậu trộn sa tế cay nồng, tí chanh, ớt cho bắt mắt hơn. Khi ăn sợi bánh dai dai, topping quyện sốt béo ngậy. Rau cải xanh xanh hấp dẫn, ăn 1 lượt 2 – 3 phần vẫn chưa đã thèm.
3. Bí kíp làm hủ tiếu Mỹ Tho chuẩn vị miền Tây để bán
3.1 Chọn nguyên liệu nấu tươi ngon, chất lượng
Mua được thịt, tôm, xương ống tươi ngon chiếm tới 70% khả năng thành công khi nấu. Chỉ cần sợi bánh không phải loại bản to, trong suốt hay tủy ống. Khi mua nguyên liệu nấu phải lấy tận đầu mối từ sáng sớm, không bị thâm, khô hay có mùi để đảm bảo được vị nước lèo thơm ngon.
3.2 Tận dụng nồi điện nấu nước lèo, trụng hủ tiếu
Để bán từ 100 – 200 suất ăn/ ngày thì việc hầm bằng nồi điện nấu nước lèo, trụng bánh bằng nồi trụng hủ tiếu “đỉnh” hơn nhiều. Nước lèo được làm ấm liên tục, không bị nguội, lúc nào mang ra bàn cho khách cũng nóng hổi vừa ăn. Đồng thời, sợi bánh được trụng vừa chín tới, không bị nát hay nhão dính. Trên miệng nồi có chỗ gác vá cho ráo rất tiện dụng.
3.3 Pha chế nước chấm topping hủ tíu đặc trưng
Đa phần topping tiệm nào cũng giống nhau, điểm giữ chân khách nằm ở công thức sốt chấm tương, sa tế. Chủ tiệm có thể ăn thử các tiệm khác để xem sốt của họ có gì đặc sắc. Tự biến tấu thành công thức riêng để gây ấn tượng với thực khách.
Với cách nấu hủ tiếu Mỹ Tho được Quang Huy chia sẻ trên đây, bạn đã tự tin “đổi gió” khi cả nhà chán cơm chưa. Việc tự nấu sẽ tiết kiệm chi phí, cả nhà cùng ăn lại đảm bảo hơn lân la ngoài hàng quán.