Hiện có nhiều trường hợp không biết Cách bảo quản bánh bao khiến bánh thiu, hỏng. Bỏ đi rất lãng phí, vừa mất công làm, công mua lại phí tiền đã chi. Với những cách dưới đây, đảm bảo thành phẩm sẽ giữ được mùi vị, chất lượng lâu hơn.
1. Bảo quản bánh bao đúng cách đem đến lợi ích gì?
1.1 Tiết kiệm thời gian chế biến
Các gia đình thường muốn làm 1 lần nhiều cho bõ công. Cũng dễ huy động nhân lực tụ tập để làm nhanh hơn, không quá vất vả. Chế biến 1 loạt rồi cất ăn dần, khi ăn chỉ hấp lại là xong. Khỏi mất công ủ bột, làm nhân, tạo hình lại từ đầu.
1.2 Đảm bảo chất lượng
Khi lưu trữ đúng quy trình, bánh sẽ giữ được độ mềm cho vỏ, nhân không bị cứng. Chất lượng sẽ được giữ nguyên vẹn như mới hấp rồi để nguội.
Nếu để bánh sai cách thì khả năng cao sẽ bị ố vàng, khuẩn nấm mốc xâm nhập. Thịt bị thiu, hỏng, biến chất hương vị, thậm chí trứng còn bị cứng, phải vứt bỏ
2. 3 Cách bảo quản bánh bao qua đêm không lo hư hỏng
2.1 Bột bánh bao đã ủ
Bột đã ủ đạt yêu cầu rồi thì không nên ủ tiếp để bảo quản. Cách làm đúng đắn nhất là hoàn thiện nốt công đoạn tạo hình, sau đó mới cất ngăn mát.
Ít nhất u hãy chia bột thành các phần bằng nhau, bọc riêng rẽ. Cất ngăn mát tủ lạnh tối đa 5-7 ngày.
2.2 Bánh bao sống
Bánh bao chưa hấp chín muốn giữ được hình dạng thì phải cho vào các túi riêng. Đặt bánh lên giấy nến, đưa vào khay, bọc kín. Cất nguyên khay/túi đã chia vào ngăn mát.
Tuyệt đối không xếp đè lên nhau, dễ làm méo/vỡ/bẹp bánh. Tùy vào loại có nhân hay không mà thời gian bảo quản sẽ khác nhau. Thông thường, bánh chay sẽ lưu được lâu hơn bánh mặn 1-2 ngày.
2.3 Bánh đã hấp
Bánh đã chín thì bảo quản cũng dễ hơn vì đã được định hình cụ thể. Có thể xếp vào trong hộp, đậy kín và xếp lần lượt vào tủ mát, tủ đông.
- Ngăn mát: Lưu được 3-4 ngày
- Tủ đá: Dùng hết trong thời hạn 14 ngày là tốt nhất.
✘✘✘ KHÁM PHÁ: Cách hấp bánh bao bằng nồi chiên không dầu
3. Lưu ý khi bảo quản và hấp bánh bao sau khi bảo quản qua đêm
3.1 Bảo quản đúng cách, đúng quy trình
Bánh đã cất tủ và hấp lại rồi mà vẫn không ăn hết thì nên tiêu hủy. Không hấp lại nhiều lần, vừa mất chất lại hỏng kết cấu.
Khi cất bánh lần 1 nên thực hiện đúng quy trình, từ đóng gói đến sắp xếp. Với mỗi loại topping khác nhau sẽ có giới hạn HSD khác, nên chú ý.
3.2 Kiểm tra chất lượng trước khi hấp
Dù đã thực hiện các thao tác bảo quản đúng vẫn không chắc chắn 100%. Bánh có thể bị hư hỏng bởi nhiều yếu tố bên lề khác. Trước khi hấp nên test bằng cách nhìn nhận, ngửi mùi hương, sau cùng mới nếm thử.
Bánh bị mốc là dễ nhận biết nhất vì thấy rõ các đốm trên vỏ. Hay lớp vỏ bị ngả vàng cũng không nên ăn nữa. Ngửi thấy mùi ôi của vỏ, thiu chua của nhân cũng phải bỏ đi ngay.
Khi bảo quản sống, vỏ bánh có thể chưa chín nhưng hãy làm chín nhân trước nhé. Nếu vẫn để nhân sống thì HSD không quá 1 ngày khi để trong tủ mát.
3.3 Hấp đủ nhiệt, đủ giờ, tránh nước nhỏ giọt
Phần vỏ thường bị mất 1 lượng hơi ẩm lớn, nên dễ hút nước hơn. Khi hấp hãy chắc chắn nước trên nắp không bị chảy xuống mặt bánh.
Với bánh sống thì thời gian làm chín vẫn như thường, 15-20” tùy size. Còn thành phẩm đã hấp thì cần 5-7” để hâm nóng lại, vỏ mềm bông như ban đầu.
Cách bảo quản bánh bao còn phải có sự linh hoạt dựa trên tình hình thực tế. Chủ nhà hay chủ quán nên chọn giải pháp tối ưu phù hợp, giữ chất lượng lâu dài.