Bánh bao thập cẩm tự mần tại nhà dễ thêm thắt nguyên liệu mà còn kiểm soát được chất lượng. Bảo quản trong tủ mát tối thiểu cũng được 3-5 ngày, chống đói cực tiện lợi. Tham khảo ngay công thức dưới đây, làm sẵn rồi hấp lại ăn dần để đôi bữa liên tục nhé.
1. Bánh bao thập cẩm hương vị đa dạng, nhiều dinh dưỡng
Những chiếc bánh bao trắng ngần, bọc bên trong đủ món như heo xay, miến, nấm,… Lại thơm nức mùi tiêu đen, ngậy của trứng khiến hương vị hấp dẫn khó có thể chối từ.
- Nhân bánh phong phú:
Thực tế “thập cẩm” được dùng để mô tả những chiếc cho nhiều loại nhân, tối thiểu 2-3 món. Thường thấy nhất là thịt heo vì giá thành ổn định, lại được nhiều người ưa chuộng.
Tùy khẩu vị mà ta có thể thêm vào trong nhân hành lá, cà rốt, nấm mèo, miến dong,… Nhiều người lại thích làm gà thập cẩm với hành tây, húng quế, mộc nhĩ,… Ngoài quán thì chỉ bán 1 loại thập cẩm thôi, nhưng tự làm có thể biến tấu tùy ý.
- Dinh dưỡng đủ đầy:
Bánh được kết hợp từ tinh bột, cùng với các loại protein, chất xơ thiết yếu. Mỗi chiếc cung cấp ~350 – 360 Calo, dùng làm bữa chính đảm bảo dồi dào năng lượng.
Món này cũng là bữa sáng nhanh gọn của nhiều người, ăn 1 hay 2 chiếc không lo tăng cân. Nhưng cũng nên kiểm soát tần suất, vì bánh vẫn có chất béo từ thịt, quá làm dụng sẽ gây tích trữ mỡ.
- Tạo hình nhiều kiểu:
Dễ thấy nhất là những chiếc bánh hình quả đào vì cách gói rất đơn giản. Đã nhiều tiệm hút khách SLL nhờ nặn bánh thành hình thù thú vị. Ví dụ như bánh con giống, hình thỏ, gấu,… Hoặc giả làm các loại rau củ, tách bánh ra lại thấy nhân thịt đề huề.
2. Cách làm bánh bao thập cẩm thơm ngon, hấp dẫn tại gia
2.1 Nguyên liệu
Vỏ bánh:
- Bột làm bánh bao
- Men nở
- Sữa tươi
- Muối nở
Nhân bánh:
- Thịt heo xay
- Trứng cút
- Cà rốt
- Nấm hương
- Miến
- Hành lá
- Tiêu xay
- Nấm mèo,…
2.2 Các bước chế biến
B1: Làm và ủ bột
- Mix các hỗn hợp khô trước: Rây bột làm bánh bao vào khuôn, kế đến là trộn men nở, muối nở. Tỷ lệ men, muối tương ứng 1:1, cho bột x100 lần định lượng.
- Ví dụ: Dùng 300gr bột thì cần 3gr men instant, 3gr baking powder. Đồng thời thêm xíu muối và khoảng 50-100gr đường tùy khẩu vị.
- Trộn cho thật đều rồi mới rót sữa tươi từ từ, lượng sữa sẽ bằng ½ lượng bột. Tương ứng với 300gr bột như trên, dùng 150ml sữa để tạo khối bột ngậm vừa đủ nước.
- Chờ bột nghỉ 10” cho các nguyên liệu tự thẩm thấu sữa mới tiến hành nhồi, nhào cho mịn.
- Đến khi bột không còn dính tay, có sự đàn hồi thì đem đi ủ tối thiểu 60”, chờ nở gấp đôi khối ban đầu là được.
B2: Sơ chế nguyên liệu làm nhân
- Ngâm nấm hương, mộc nhĩ với nước ấm, cắt bỏ phần chân/gốc nâu rồi rửa sạch.
- Cho 2 loại nấm trên vào máy xay cùng chút hạt nêm, hành tím, xà rốt và xay nhỏ, không cần nát. Hoặc băm nhỏ, thái hạt lựu đều được, sẽ cho kết cấu ngon hơn xay.
- Hành lá băm nhỏ cho vào âu trộn nhân. Miến sau khi ngâm nước cho mềm thì cắt nhỏ, để riêng ra đĩa.
- Luộc trứng cút, muốn lòng đào thì 3”, muốn chín hẳn thì 5” (tính từ khi sôi). Sau đó ngâm nước vào nước lạnh, vỏ sẽ dễ bóc hơn.
B3: Nấu & Chia nhân
- Cách 1: Phi thơm hành xong mới cho thịt heo xay vào xào chín. Đồng thời cho các thành phần khác, nêm nếm gia giảm vừa miệng, khi gần tắt bếp mới cho miến.
- Cách 2: Trộn tất cả các nguyên liệu với nhau (cả miến dong nhé), vo thành khối. Cho trứng vào giữa, số lượng tùy sở thích. Hấp cách thủy cho nhân chín đều, khoảng 10-15”.
B4: Tạo hình
- Thấy bột nở thì đè chặt tay cho khí thoát hết ra ngoài, nhồi đều thêm 3-5” mới dùng được.
- Chia bột thành các phần bằng nhau, nên cho bột vào bọc, dùng tới đâu lấy tới đó. Như vậy bột sẽ không bị khô, giữ được độ ẩm sau khi ủ men.
- Cán bột phẳng đều, cho nhân vào giữa và bọc kín. Tạo hình như nào cũng được, miễn không để nhân bị lộ ra bên ngoài.
B5: Hấp bánh
- Đặt bánh lên đế chống dính (thường là giấy nến), chờ nước sôi mới xếp bánh vào để hấp.
- Không nên xếp quá gần, còn phải để chỗ trống cho vỏ nở thêm. Hấp 15” với mức nhiệt trung bình, nếu bánh nhỏ hơn thì chỉ cần hấp 10-12” thôi nhé.
2.3 Thành phẩm
- Vỏ bánh nở mịn, đẹp, bông mềm vừa phải, không bị ngấm nước, hay hở nhân ra ngoài. Bánh hấp quá nhiệt thường sẽ bị chai, cứng, nhớ canh thời gian cho chuẩn.
- Nhân bánh thơm, chín đều, kết hợp các nguyên liệu có màu sắc tươi mới, hài hòa.
3. Mẹo chế biến bánh bao thập cẩm ngon như ngoài hàng
3.1 Lựa nguyên liệu làm bánh
Bột làm bánh bao đa dạng nhiều loại nhưng sẽ cho thành phẩm khác nhau về độ nở của vỏ. Nên mua các dòng ghi rõ “dành cho bánh bao” nếu là người nghiệp dư, lần đầu làm thử.
Các nguyên liệu như heo băm, nấm hương,… hay đồ khô như miến, nấm tai mèo,… Hay trứng cút, trứng gà, tất cả đều cần mua từ nơi có nguồn gốc rõ ràng.
- Thịt tươi mới, lượng mỡ, nạc vừa phải, cũng tùy sở thích mỗi gia đình. Nên ưu tiên mua nạc vai xay, cho thịt săn mềm hơn.
- Nếu nhà đã có sẵn máy xay thì nên mua thịt miếng, khử mùi bằng muối + rượu, rửa sạch rồi mới xay nhỏ.
3.2 Bao nhân gọn, không bị vỡ
Vỏ bánh cán móng vừa phải, dày ~1cm là gói được rồi, dùng công cụ hỗ trợ hay gói thủ công tùy ý. Nhưng nhân phải được bọc kín bên trong, bao vỏ đều, không dày/mỏng.
Có thể tham khảo các clip tạo hình cho bánh bao được chia sẻ trên hội nhóm, youtube,… Hoặc đơn giản nhất là dùng 5 đầu ngón tay túm lại, rồi xoáy nhẹ để miệng bánh được kín hơn.
3.3 Hấp bánh nở đều, không xẹp
Muốn bánh trắng thì thêm 1 thìa giấm gạo/nước cốt chanh vào nước rồi mới đun sôi. Chất “tẩy” này rất an toàn, khử đi yếu tố làm vàng mặt bánh, giúp bánh để lâu cũng không bị ngà.
Để bánh bồng bềnh, mềm thì phải ủ 2 lần – Sau khi tạo hình, đặt lên giấy nến thì chờ thêm 10-15” trước khi hấp. Dùng tủ hấp bánh bao thì trực tiếp xếp vào khay, ủ trong tủ kín để mặt bánh không bị khô.
Bánh sẽ không bị xẹp nếu gói vỏ sát với nhân, không để không khí lọt vào bên trong. Khi bánh hấp chín thì ủ hơi thêm 5-7” bằng cách tắt bếp, đậy kín nắp để hơi nước lưu thông. Các lỗ khí trong bánh sẽ được làm đầy lên, mặt bánh đảm bảo phồng mịn.
Bánh bao thập cẩm nhìn chung có thể sáng tạo thành nhiều loại nhân cùng hình hài thú vị. Hướng dẫn trên đây chỉ là kiểu truyền thống, cơ bản nhất, không phải công thức bắt buộc.