Nấu chín thì dễ nhưng làm thế nào học được cách hấp bánh bao không bị xẹp, đó mới là vấn đề cốt lõi. Tuy nhiên, bài viết sau sẽ giúp bạn giải mã trăn trở nói trên.
1. Bánh bao hấp bị xẹp do đâu? 6 nguyên nhân chính
Vì sao có những người hấp bánh bao 1 phát ăn ngay, lại có người trật trầy 7749 lần mà vẫn nhăn nhúm, lép kẹp? Nguyên nhân rất có thể đến từ 1 trong 6 TH sau:
1.1 Nhào bột chưa kỹ
Khi nhào bột qua loa, các nguyên liệu không quyện đều vào nhau nên có hiện tượng vón cục, lỗ chỗ, cực khó chín.
Không chỉ vậy, điều này còn khiến cho nấm men không thể đi sâu vào bột. Khi đó chúng sẽ hoạt động kém hiệu quả, thậm chí là bất hoạt.
Lượng khí tạo ra rất khó để làm nở bánh. Kết quả là bánh xẹp lép, hình thức xấu mà ăn cũng chẳng ra gì.
1.2 Ủ bột sai cách
Có nhiều người cho rằng ủ bột bánh bao cỡ vài tiếng là chuẩn. Tuy nhiên thực tế không phải vậy, ủ càng lâu thì bánh càng dễ chua, bong bóng khí vỡ ra bằng hết.
Ngược lại, nếu ủ ngắn hạn thì nấm men chưa phát huy hết tác dụng. Đồng thời, mật độ bóng khí trong bột ở mức thấp nên bánh xẹp là điều khó tránh khỏi.
Trong 1 diễn biến khác, không ít người ủ bột trong ngăn mát và không che chắn bên ngoài. Nên nhớ nấm men chỉ hoạt động tốt trong nền nhiệt ấm (30-40 độ).
Cho vào ngăn mát chẳng khác gì hóa băng chúng. Khi đó, các bọng khí tạo ra sẽ cực ít, bánh xẹp là đương nhiên. Ngoài ra khi không bọc kín, mặt ngoài của bột dễ se khô do độ ẩm chênh lệch.
1.3 Bánh vỡ xẹp vì quá nhiều nhân
Cho ngồn ngộn nhân chỉ đã con mắt lúc đó khi làm chín, bạn sẽ thấy nguyên cục nhân lộ ra ngoài vì vỏ bánh chỉ lèo tèo, chỗ có chỗ không..
Sức nặng, độ bành trướng của nhân sẽ tạo áp lực, khiến các bọng khí nhỏ ở vỏ bánh bị vỡ ra.
Đặc biệt là trong điều kiện hấp trên nền nhiệt cao. Chính vì vậy, bạn nên tiết chế trong việc sử dụng topping sao cho chúng chỉ chiếm cỡ 30-40% thể tích chung của bánh là phù hợp.
1.4 Tạo hình chưa đúng
Nghe có vẻ không liên quan nhưng đây cũng là nguyên nhân rất thường gặp khiến bánh bao tạo ra mỏng dẹt như trứng ốp la.
Cụ thể, nếu làm bánh phát triển theo bề ngang hơn là chiều trên dưới thì chúng rất dễ xẹp do mặt tiếp xúc đáy lớn. Diện tích tiếp cận hơi nóng bị hạn chế.
Ngược lại, nếu làm bánh dạng hình vòm, chuẩn theo form chung thì vừa dễ chín, vừa nở đều.
1.5 Nhiệt độ hấp không chuẩn
Khi setup nền nhiệt thấp, chỉ cỡ 50-60 độ C, bánh sẽ lâu chín, thời gian hấp sẽ kéo dài cả tiếng. Lúc này bóng khí sẽ vỡ ra bằng hết, bánh lại thấm đẫm nước bay hơi đọng lại trên nắp nồi nên trông cực ý ẹ.
Trong khi đó, nếu quá lửa thì bánh sẽ chín không đều, tạo áp suất cao làm khí CO2 từ bên trong bay ra ngoài. Điều này sẽ khiến thành phẩm có tạo hình same same bánh tráng chứ chẳng còn ai nhận ra bánh bao nữa..
1.6 Dàn xếp bánh chồng chéo khi hấp
Việc xếp với mật độ chi chít hoặc chồng chéo lên nhau cũng là lý do khiến bánh không có độ bông xốp, căng mẩy như mong đợi.
Chẳng những vậy, thực hiện theo cách này còn làm món ăn khó chín vì diện tích tiếp cận hơi nóng chẳng đáng là bao. Đó là chưa kể là chiếc nọ dính chiếc kia, nứt vỡ, bong tróc.
➤➤➤ ĐỌC THÊM: Hấp bánh bao trong bao lâu thì chín
2. 5 Cách hấp bánh bao không bị xẹp, cứng hay nhăn
Làm thế nào để sau khi hấp, bánh trông bóng bẩy, phì nhiêu như tiêm botox? 5 phương pháp dưới đây sẽ giúp hiện thực hóa điều này.
2.1 Bằng xửng hấp truyền thống
Thiết bị hỗ trợ này được thiết kế khá chuyên nghiệp với 1 tầng chứa nước và 1 tầng chứa bánh. Mặt thoáng của xửng cũng cực rộng nên hơi nóng lan tỏa đều.
Bánh chín nhanh và nở to nhờ nền nhiệt ổn định, hạn chế ứ đọng nước.
Và để bắt đầu, bạn chỉ việc lót thêm tấm giấy nến phía dưới, xếp từng chiếc cách đều nhau 1 khoảng cỡ 2-3cm. Sau đó đậy khít, hấp trong 30 phút (tùy vào số lượng và size bánh cho vào) là hoàn thiện.
2.2 Bằng nồi cơm điện
Nếu không có xửng hấp, bạn có thể hô biến nồi cơm điện thành công cụ làm chín món ngon này mà vẫn đem lại kết quả “chuẩn zin”.
Với thiết bị đang xét, nên xếp với SL bánh ít hơn vì mặt thoáng phía trên khá hạn chế. Lưu ý chỉ cho lượng nước tương đương 1/3 dung tích nồi để tránh bùng/trào.
Ngoài ra, setup nút “cook” trong thời gian 15-20 phút là lý tưởng. Sau đó, nhấn nút “warm” để giữ nóng thành phẩm tạo ra.
2.3 Bằng lò vi sóng
Công cụ này thường dùng để làm nóng hơn là nấu chín, tuy nhiên với bánh bao lại là ngoại lệ. Show vào bên trong khoang chứa, bạn sẽ thấy khả năng tạo khí nóng là cực tốt.
Chẳng những vậy, chúng còn tăng nhiệt cực cao: trên dưới 200 độ C. Vậy nên, bạn chỉ cần cho vào, setup nền nhiệt cỡ 160 độ C.
Để trong 1-2 phút là món ăn sẽ căng mẩy, tròn đều và thơm phưng phức.
2.4 Bằng tủ trưng bày bánh bao
Chức năng chính của thiết bị trên là bảo quản, trưng bày. Do đó chúng chỉ hợp với việc làm nóng bánh đã được hấp chín sẵn.
Cụ thể, bánh được cho vào các khay chứa bằng inox với khoảng cách cách đều là 3-4cm.
Sau đó, đậy khít nắp tủ rồi setup nền nhiệt 60 độ C. Sau khoảng 10′ là bánh được hấp nóng. Nếu muốn bày bán trong 1-2 ngày thì hãy fix cứng nền nhiệt này trong suốt thời gian trên.
2.5 Bằng tủ hấp chuyên dụng
Đây là lựa chọn tối ưu nhất để có được mẻ bánh đạt 10/10. Khoang bên trong giữ hơi siêu tốt, mặt thoáng lại cực rộng, không bị đọng nước.
Bởi vậy, bánh được làm chín trong môi trường tối ưu, nở đều và mềm xốp như bông gòn, lại không bị nứt bề mặt.
Đặc biệt, có thể hoàn thiện những mẻ lớn từ 80-300 chiếc chỉ sau 25′ chế biến.
3. Một số mẹo giúp làm bánh bao nở đều đẹp, căng mịn
Khi thuộc làu những mẹo sau thì dù mới thử nghiệm, bạn vẫn có thể cho ra lò những mẻ bánh ngon lành, nở đều và căng đẹp mướt mắt.
3.1 Chọn bột chuẩn chất lượng
Nấm men chỉ hoạt động tích cực trên bột mì nguyên chất, tỉ lệ protein chạm ngưỡng 13%. Do đó, nếu chọn bột có pha thêm nhiều thành phần khác hoặc kém tươi mới thì nhồi nặn, nấu hấp kiểu gì cũng khó mà chất lượng.
Chính vì thế, để có được thành phẩm bao xịn sò, tròn mẩy như bơm khí thì hãy lựa bột thật chuẩn. Tốt nhất là ghé các siêu thị, tiệm tạp hóa, chọn hàng có thương hiệu, date còn xa và nguyên đai nguyên kiện.
3.2 Chú ý thời gian ủ bột
Như đã nhắc đến ở mục 1, việc ủ bột quá lâu hoặc quá nhanh đều gây phản tác dụng. Khiến bánh khó nặn hình, sau khi hoàn thiện dễ bị xẹp, khô cứng.
Bởi vậy, chỉ nên gói gọn công đoạn này trong vòng 1h.
Và nhớ là để bột trong điều kiện thường, che chắn bên trên bằng màng vải hoặc nilon. Đặc biệt không dàn bột mà vê thành khối lớn để giữ trọn các bọc khi sinh ra trong quá trình lên men.
3.3 Nặn độ dày vỏ bánh phù hợp
Khi lớp vỏ dày, các thớ bột sẽ đè lên nhau, không có không gian để bung nở khi được làm chín. Chính vì thế mà bánh càng dày vỏ thì lại càng kém bông xốp. Hãy nhào bột thật kỹ theo nhiều chiều, trượt thành dải để tạo thớ.
Như vậy, vừa có thể nặn bánh với lớp vỏ mỏng tang mà không bị nứt; vừa có được thành phẩm căng tròn, mềm tơi.
3.5 Chỉnh nhiệt lượng và thời gian hấp hợp lý
Khi dùng thiết bị chuyên dụng để hấp chín bánh thì nền lý tưởng là 100 độ C, thời gian tối ưu là 30′. Thấp hơn hay cao hơn thông số này đều khiến món ăn mất đi độ bông xốp vốn có.
Ngoài ra, nếu dùng đến thiết bị chế biến khác có nền nhiệt fix cao hơn hoặc thấp hơn thì cũng cần setup lại thời gian cho phù hợp.
Khi bàn về cách hấp bánh bao không bị xẹp, các công đoạn trong quy trình chế biến đều chi phối đến phương diện này. Vậy nên bạn cần đồng bộ tất thảy để có được kết quả hoàn mỹ nhất.